fbpx

3 ĐIỂM KHÁC BIỆT GIỮ TƯ DUY BẢO THỦ & TƯ DUY CẦU TIẾN

Chủ đề của bài viết này sẽ bàn về tư duy (mindset). Chúng ta cùng nhau tìm hiểu về tư duy bảo thủ (Fixed mindset) và tư duy cầu tiến (growth mindset) và tôi sẽ giúp bạn có được một tư duy cầu tiến để thành công.

Nội dung bài viết

Coach Duy Nguyen - ky nang ban hang
Nếu bạn đang có một tư duy bảo thủ (fixed mindset) thì bạn đang kìm hãm những tiềm năng mạnh mẽ của chính bản thân mình.
[su_spacer]
Chủ đề của bài viết này sẽ bàn về tư duy (mindset). Chúng ta cùng nhau tìm hiểu về tư duy bảo thủ (Fixed mindset)tư duy cầu tiến (growth mindset) và tôi sẽ giúp bạn có được một tư duy cầu tiến để thành công.
[su_spacer]
Trước hết, hãy nói về tư duy của con người (mindset) một cách tổng quát.
[su_spacer]
Như chúng ta đều biết, cơ thể của con người từ khi sinh ra đã được định hình sẵn bởi cơ chế di truyền về kiểu gen và kiểu hình từ đời cha mẹ, ông bà.
[su_spacer]
Dù hiện nay bạn có thể can thiệp để thay đổi cơ thể của mình ví dụ như phẫu thuật thẩm mỹ, nhưng nhìn chung, một cách tự nhiên thì chúng ta hầu như không thể can thiệp được vào những đặc điểm trên cơ thể mình.
[su_spacer]
Vậy còn về trí tuệ và các khả năng và các kĩ năng của con người thì sao? Liệu chúng ta có được thừa hưởng từ các thế hệ trước hay không?
[su_spacer]
Câu trả lời thì chắc hẳn nhiều bạn đã biết.
Rất nhiều các kết quả nghiên cứu khoa học cũng xác nhận rằng nếu bạn muốn trở thành một nghệ sĩ đàn piano thì ngoài khả năng thẩm âm ra,
Bạn còn cần phải bỏ ra hàng nghìn giờ, thậm chí tới hàng chục năm rèn luyện để đạt được kĩ năng này.
[su_spacer]
Và để đạt được những kĩ năng tuyệt đỉnh của thành công như vậy bạn cần phải có một tư duy tích cực và cầu tiến.
[su_spacer]
Bởi lẽ, tư duy của chúng ta sẽ định hướng cho niềm tin vào khả năng thực hiện được bất cứ thứ gì chúng ta mong muốn.
[su_spacer]
Tư duy của con người thường được chia làm hai nhóm đối lập: Tư duy bảo thủ (fixed mindset) và tư duy cầu tiến (growth mindset). Vậy sự khác biệt giữa hai loại tư duy này là gì?
[su_spacer]

Khác biệt thứ 1

Thứ nhất, một cách ngắn gọn nhất thì những người có tư duy bảo thủ tin rằng con người khi sinh ra đã được ban cho một số khả năng nhất định và không có cách nào thay đổi hoặc học thêm được bất cứ thứ gì ngoài những khả năng đó.
[su_spacer]
Trong khi đó, những người có tư duy cầu tiến thì tin rằng con người có thể đạt được bất cứ điều gì nếu như chúng ta cố gắng hết sức có thể.
[su_spacer]
Chính vì vậy, những người có tư duy cầu tiến luôn tìm cách cải thiện bản thân và tiến bộ trong suốt cuộc đời của họ.
Họ luôn muốn học thêm những kỹ năng mới, chủ động mở rộng những mối quan hệ mới, tiếp cận cái mới.
Đối với họ, cuộc sống có rất nhiều điều để trải nghiệm và luôn thay đổi.
[su_spacer]
Trái lại, những người có tư duy bảo thủ thì luôn tin rằng họ chỉ có thể tốt về một thứ.
Nếu họ thất bại trong chuyện gì đó thì hoặc là họ sẽ chán ghét bản thân, hoặc là sẽ tìm cách chê bai đổ lỗi cho người khác.
Những người này luôn hy vọng tìm được một mối quan hệ tốt đẹp và tồn tại mãi mãi thay vì họ tìm cách để xây dựng và duy trì mối quan hệ đó.
[su_spacer]
Nếu bạn đang đọc bài này thì tôi xin chúc mừng bạn, vì tôi tin rằng bạn cũng nằm trong nhóm những người có tư duy cầu tiến bởi chỉ có những người đó mới chủ động tìm hiểu để học thêm những điều mới để cải thiện bản thân mình.
[su_spacer]

Khác biệt thứ 2

Thứ hai, những người có tư duy bảo thủ thường tìm kiếm sự tán thành, trong khi người có tư duy cầu tiến sẽ tìm kiếm phương thức để phát triển
[su_spacer]
Điều này bạn có thể thấy rất rõ trong môi trường làm việc công sở và được phản ánh rất rõ qua cách thể hiện của các sếp, các quản lý trong công ty.
[su_spacer]
Do tính chất phân cấp của doanh nghiệp nên đa phần nhân viên đồng cấp trong công ty sẽ cố gắng giữ mức độ quan hệ vừa phải để có thể làm việc một cách dễ dàng và an toàn trong dài hạn.
[su_spacer]
Trong khi đó, các sếp do nắm trong tay quyền lực cao hơn, có “quyền sinh quyền sát” trong tay nên thể hiện rõ hơn sự khác biệt giữa hai nhóm tư duy này.
[su_spacer]
Những quản lý có tư duy bảo thủ sẽ coi mình là trung tâm của vũ trụ, luôn coi trọng hình ảnh của bản thân họ hơn là sự phát triển chung của cả công ty hay của nhân viên cấp dưới.
Họ luôn muốn mình là ngôi sao sáng nhất nên luôn so sánh bản thân với những người xung quanh.
Trong tâm trí họ luôn tìm kiếm sự ủng hộ và tán thành của người khác nên họ luôn để ý xem những người khác đang đánh giá họ thế nào.

Các đặc điểm của những vị sếp với tư duy bảo thủ này:

[su_spacer]
  • Luôn coi mình là người hùng hoặc là ngôi sao của công ty
  • Luôn coi mình là người thông minh nhất
  • Thể hiện mình là người khắc nghiệt, luôn muốn tạo áp lực cho nhân viên thay vì tìm cách để nhân viên của mình trở nên tốt hơn.
[su_spacer]

Tính cách của người có tư duy cầu tiến

Trong khi đó, người quản lí có tư duy cầu tiến lại luôn tìm cách để cho nhân viên của mình và cả công ty cùng phát triển. Đặc điểm của những người sếp này là:
[su_spacer]
  • Biết lắng nghe người khác
  • Biết ghi nhận những đóng góp của người khác thay vì dành hết công lao cho mình
  • Biết tìm cách giúp nhân viên của mình phát triển bản thân tốt hơn
  • Biết nói câu: xin lỗi, tôi đã sai. Sorry I was wrong
[su_spacer]

Điểm khác biệt thứ 3

Điểm khác biệt thứ ba giữa hai loại tư duy kinh doanh, đó là người có tư duy bảo thủ coi thất bại là thảm họa, trong khi người có tư duy cầu tiến coi đó là cơ hội.
[su_spacer]
Bạn có bao giờ để ý thấy mình, hoặc người xung quanh bạn giận giữ khi họ gặp phải chuyện gì không vừa ý và sẵn sàng giận cá chém thớt.
Hoặc là có bao giờ bạn thấy ai đó chỉ vì một vấn đề nhỏ mà tức giận với bạn và quên đi hết tất cả những gì tốt đẹp bạn đã làm cho người đó?
[su_spacer]
Những người có tư duy bảo thủ luôn tin rằng họ không thể học được gì từ thất bại hay sai lầm của họ.
[su_spacer]
Họ nhìn nhận một sai lầm dù nhỏ như là bằng chứng rằng họ sẽ thất bại mãi mãi và gạt bỏ đi hết những thành tự mà họ đã đạt được.
Và để giữ lại chút tự tin của mình thì họ tìm cách bào chữa, hoặc gian lận hoặc tìm cách lảng tránh vấn đề.
[su_spacer]
Những người có tư duy bảo thủ không bao giờ tìm kiếm sự trợ giúp từ người khác hoặc là phân tích những điểm yếu của mình.
Họ không muốn rèn luyện để trở lên tốt hơn bởi họ coi bản thân mình như một sản phẩm hoàn thiện sau cùng chứ không phải một quá trình thay đổi liên tục.
[su_spacer]
Trong khi đó, người có tư duy cầu tiến thì lại thể hiện một cách hoàn toàn đối lập.
Ví dụ như danh thủ bóng rổ Michael Jordan.
Trong suốt một quãng thời gian đầu sự nghiệp của mình, Michael đã không thể thực hiện dứt điểm một cách hoàn thiện.
Đã 26 lần anh khiến cho cả đội bỏ lỡ chiến thắng do không thể ghi điểm vào phút chót.
[su_spacer]
Tuy nhiên, thay vì chán nản và từ bỏ, Michael đã kiên trì luyện tập pha dứt điểm mà anh đã bỏ lỡ liên tục rất nhiều lần hàng ngày trong một thời gian dài.
Kết quả là tên tuổi của Michael Jordan sẽ không thể bị xóa mờ bởi những kĩ năng hoàn hảo của mình trên sân đấu.
Michael Jordan chắc chắn là người có tư duy cầu tiến bởi thay vì đổ lỗi cho đồng đội hoặc tìm lý do viện cớ như do sàn đấu, anh đã tìm cách phân tích những yếu điểm và thiếu sót của mình để hoàn thiện bản thân mình tốt hơn.
[su_spacer]
Như vậy là chúng ta đã nói về 3 điểm khác biệt lớn nhất giữa tư duy bảo thủ và tư duy cầu tiến.
Vậy làm thế nào để chúng ta có thể có một tư duy cầu tiến.
[su_spacer]
Một tin vui với các bạn đó là chúng ta có thể rèn luyện để thay đổi tư duy của mình theo hướng tích cực.
Tất nhiên đây là cả một quá trình và bạn cần phải có sự kiên nhẫn.
Ngay từ việc quyết định xem video này và quyết định bạn muốn thay đổi tư duy kinh doanh của mình nếu bạn nhận thấy mình có phần nào đó của tư duy bảo thủ sau những ví dụ trên của tôi, thì bạn cũng đã bắt đầu thay đổi.
Xin chúc mừng bạn.
[su_spacer]
Cách để các bạn có thể thay đổi tư duy kinh doanh của mình đó là hãy dạy chính bản thân mình cách suy nghĩ của tư duy cầu tiến từ những việc nhỏ nhất, từng bước một.
[su_spacer]
Ví dụ như khi bạn hoặc con bạn đánh rơi làm vỡ đĩa, suy nghĩ đầu tiên trong đầu sẽ là: Mình thật là vụng về, hoặc nói với con bạn: con vụng về quá.
Những lúc như vậy, hay dừng lại một chút, và hãy thay đổi suy nghĩ của bạn theo hướng tích cực hơn như: Có gì đâu, rơi vỡ là chuyện bình thường.
Mình sẽ dọn dẹp sạch sẽ và cẩn thận hơn lần tới,  hoặc là con hãy cẩn thận hơn lần sau nhé.
Hãy thay đổi suy nghĩ của bạn từ những thứ nhỏ nhất như vậy và dần dần bạn sẽ có một tư duy cầu tiến.
[su_spacer]
Chúng ta sẽ còn nói nhiều về tư duy kinh doanh thành công và các kĩ năng để thay đổi tư duy kinh doanh cho thành công.
[su_spacer]
————-
Tôi đã tạo ra “Bản kế hoạch Kinh doanh 1 trang“, sẽ hướng dẫn bạn cách tạo ra một kế hoạch hiệu quả trong thời gian nhanh nhất TẠI ĐÂY
[su_spacer]
Bạn có thể xem thêm các video kiến thức của tôi tại Youtube Channel Coach Duy Nguyễn
[su_spacer]
————-
[su_spacer]
Cảm ơn các bạn đã theo dõi.
Chúc các bạn một ngày làm việc hiệu quả
Xin chào

Người soạn (từ video Coach Duy Nguyễn)

Picture of Duy Nguyễn, Thạc sĩ Quản Trị Kinh Doanh

Duy Nguyễn, Thạc sĩ Quản Trị Kinh Doanh

Coach Duy Nguyễn là huấn luyện viên kinh doanh, chuyên gia đào tạo bán hàng, marketing và hướng dẫn khởi nghiệp với hơn 150.000 người theo dõi trên các kênh mạng xã hội.

Tìm hiểu thêm

Suy Nghĩ Của Bạn

Trao đổi với Team Duy Nguyễn

BẠN CẦN TƯ VẤN?

Hotline: 0348 269 003

BẠN CẦN ĐƯỢC TƯ VẤN?

Bạn đã sẵn sàng để rèn luyện cùng Coach Duy Nguyễn? Doanh nghiệp của bạn cần được đào tạo chuyên sâu? Hãy liên hệ ngay để đặt lịch với Coach Duy Nguyễn trước khi đối thủ của bạn làm điều đó.

KẾT NỐI VỚI DUY

Coach Duy Nguyễn
Giám đốc chuyên môn
CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN & GIÁO DỤC NEXT STEP ACADEMY
MST: 0202130107
Địa chỉ: Số 29 Vũ Thị Ngọc Toàn,
Phường Tân Thành, Quận Dương Kinh, Thành phố Hải Phòng, Việt Nam