fbpx

8 LÝ DO CỦA SỰ TRÌ HOÃN

A VPN is an essential component of IT security, whether you’re just starting a business or are already up and running. Most business interactions and transactions happen online and VPN

Nội dung bài viết

8-ly-do-cua-su-tri-hoan-coach-duy-nguyen
[su_spacer]
Sự trì hoãn hay chần chừ (procrastination) là một trong những điểm yếu lớn nhất và phổ biến nhất của rất nhiều người.
[su_spacer]
Một trong những lí do khiến nhiều người không thể chiến thắng sự trì hoãn của bản thân là do chúng ta có thể nghĩ ra rất nhiều lí do cho sự chần chừ đó.
[su_spacer]
Và hôm nay Coach Duy Nguyễn sẽ nói với các bạn 8 lý do lớn nhất của sự trì hoãn mà các bạn phải vượt qua.
[su_spacer]

Lý do thứ nhất, bạn là người cầu toàn

Bạn luôn mong muốn mọi việc mình làm đều có kết quả hoàn thiện và hoàn hảo.
[su_spacer]
Bạn muốn mọi thứ diễn ra một cách trôi chảy và không có bất cứ một sai lầm nào xảy ra.
[su_spacer]
Bạn có suy nghĩ đó vì bạn là một người luôn hướng tới sự hoàn hảo, một người cầu toàn trong công việc.
[su_spacer]
Chính vì vậy, rất dễ để bạn chần chừ khi làm việc gì mà bạn cảm thấy rất dễ mắc lỗi, hoặc làm lộ ra yếu điểm của mình.
[su_spacer]
Nỗi sợ này có thật và rất phổ biến, bởi thế mà rất nhiều người trì hoãn những việc trọng đại đối với họ cho tới khi bị dồn vào đường cùng.
[su_spacer]
Nếu bạn cảm thấy mình là một người cầu toàn dẫn đến mọi việc của bạn bị chậm lại thì hãy thay đổi tư duy của mình và chấp nhận rằng có những thứ không cần phải quá hoàn hảo.
[su_spacer]

Lý do thứ hai, bạn lo sợ về những điều ngoài dự đoán có thể xảy tới

Hãy thử nghĩ xem bạn đã bao giờ rơi vào hoàn cảnh như thế này: Bạn nhìn thấy một khối thịt nhỏ nhô ra trên cánh tay hoặc một phần nào đó trên cơ thể, bạn bắt đầu lo lắng, suy nghĩ và tưởng tượng ra nhiều thứ.
[su_spacer]
Bạn bắt đầu sợ rằng mình có thể mắc ung thư và từ chối đi bác sĩ để kiểm tra.
[su_spacer]
Bạn lặng lẽ hy vọng rằng nó sẽ tự biến mất và không có điều gì xảy ra cả.
[su_spacer]
Nghe có vẻ khá là quen thuộc phải không?
[su_spacer]
Đó là bởi đôi khi chúng ta chần chừ hành động vì chúng ta lo điều tồi tệ có thể xảy ra sau hành động đó.
[su_spacer]
Trên thực tế, nếu bạn lảng tránh phải giải quyết việc gì đó thì thường sau một thời gian, hậu quả của việc không thực hiện việc đó sẽ càng lớn hơn cho tới lúc vượt ngoài tầm kiểm soát của bạn.
[su_spacer]
Chính vì vậy mà các bác sĩ luôn đưa ra lời khuyên rằng bạn nên đi kiểm tra sức khỏe định kì để tránh trường hợp phát hiện ra vấn đề khi quá muộn.
[su_spacer]
Bài học ở đây đó là: Kiến thức là sức mạnh.
[su_spacer]
Ngay cả khi bạn phải nhận tin xấu thì nếu bạn có thể biết tin đó càng sớm thì bạn sẽ có càng nhiều khả năng vượt qua tình huống xấu nhất có thể xảy ra.
[su_spacer]

 Lý dó thứ ba, bạn tự hứa sẽ hoàn thành công việc vào “một lát nữa” hoặc “Ngày mai”

“Để mai tính” là một câu nói rất phổ biến và thậm chí còn được dựng thành phim: Và khi bạn nói Một Lát nữa làm, thì đó có thể là một vài giờ nữa, một vài ngày nữa, hoặc một lúc nào đó bạn có thời gian. Chắc hẳn bạn cũng rất quen với câu nói này.
[su_spacer]
Điều đáng tiếc ở đây là khi bạn nói tới “ngày mai” hoặc “lát nữa” thì những gì bạn tưởng tượng về thời điểm đó trong tương lai lại hoàn toàn trái người so với thực tếcủa bạn khi bạn thực sự ở vào thời điểm đó.
[su_spacer]
Bạn tự nói với mình rằng, “giờ đang bận việc khác, để mai rảnh sẽ làm” ,bạn nghĩ ngày mai bạn sẽ rảnh.
[su_spacer]
Nhưng thực tế thì ngày mai của bạn sẽ lại như hôm nay, bạn vẫn không thể tìm được chút thời gian nào cho việc cần làm đó và tiếp tục lặp lại câu nói “để mai tính”.
[su_spacer]
Bởi lẽ tại thời điểm ngày mai đó của bạn, bạn sẽ dành sự ưu  tiên nhiều hơn cho những việc của ngày mai.
[su_spacer]
Tư duy con người có một đặc điểm, đó là chúng ta thường đưa ra quyết định cho những việc có ảnh hưởng ngắn hạn hoặc ngay tức thời hơn là những việc có ảnh hưởng hoặc kết quả trong dài hạn.
[su_spacer]
Bạn chưa tới hạn phải nộp báo cáo, bản báo cáo này chưa ảnh hường gì tới bạn tại thời điểm hiện tại, vì vậy bạn quyết định gác nó sang một bên làm việc khác, cho tới lúc bạn nhận ra rằng, chỉ có 2 tiếng nữa là phải nộp báo cáo và bạn mới thực sự bắt tay vào làm.
[su_spacer]
Điều này cũng thấy rất rõ ở sinh viên học sinh, luôn làm bài tập vào phút chót.
[su_spacer]
Hầu hết mọi người đều dành quá nhiều thời gian vào việc lo cho những vấn đề hiện tại và không dành thời gian để nghĩ tới những chuyện có thể xảy tới trong tương lai nếu họ không hành động từ bây giờ.
[su_spacer]

Lý do thứ tư, bạn tập trung vào những việc dễ dàng hơn

Lý do này rất dễ để nhận ra nhưng cũng rất dễ mắc phải.
[su_spacer]
Chúng ta luôn có một hệ thống lọc với nhiều tiêu chuẩn khác nhau để lựa chọn xem nên làm việc gì trước. Và thường sẽ làm những việc nhanh chóng, dễ dàng hơn.
[su_spacer]
Ví dụ như check email, tổng hợp một số hóa đơn chứng từ đơn giản để nộp cho kế toán, hoặc bàn bạc với đồng nghiệp về một vấn đề gì đó, thay vì làm những việc phức tạp hơn như là chuẩn bị bảng phân tích báo cáo hoặc là chuẩn bị slide thuyết trình cho buổi họp tới đây, vân vân.
[su_spacer]
Những việc dễ làm hơn vẫn cho chúng ta cái cảm giác bận rộn, và người ngoài nhìn vào cũng thấy chúng ta bận rộn .
[su_spacer]
Chúng ta sẽ tự cảm thấy là mình đang hoàn thành được nhiều việc.
[su_spacer]
Thực ra, đó là một hình thức trá hình khác của sự trì trệ.
[su_spacer]
Những nhiệm vụ nhỏ dễ làm thường mang lại cho chúng ta cảm giác hoàn thành công việc nhanh chóng hơn.
[su_spacer]
Chính vì vậy mà những việc phức tạp và tốn nhiều thời gian hơn thường cũng khó để bắt đầu hơn.
[su_spacer]
Bộ não của chúng ta sản sinh ra một loại hóc môn là dopamine tạo cảm giác hưng phấn khi hoàn thành một việc gì đó dù là nhỏ nhất.
[su_spacer]
Chính điều này làm chúng ta bị cuốn hút vào guồng máy tạo ra dopamine một cách nhanh chóng như những con nghiện và tránh né khỏi những thứ phải tốn nhiều công sức và năng lượng mới tạo ra được sự hưng phấn tương tự.
[su_spacer]
Đó chính là lí do vì sao chúng ta chần chừ khi làm những việc phức tạp hơn.
[su_spacer]

Lý do thứ năm, bạn không có đủ động lực để làm việc

Đã bao giờ bạn cảm thấy rằng cuộc sống luôn có những chuyện xảy ra không theo ý muốn khiến bạn không có động lực để làm bất kì điều gì?
[su_spacer]
Coach Duy Nguyễn chắc chắn rằng nhiều bạn có suy nghĩ đó trong đầu.
[su_spacer]
Có nhiều nguyên nhân của việc bạn không có đủ động lực để làm việc
[su_spacer]
Ví dụ như bạn cảm thấy cơ thể nhức mỏi, hoặc bị căng thẳng stress, hoặc bạn phải hoàn thành những việc khác nữa ngoài việc bạn cần làm, hoặc có những việc đột xuất xảy ra, hoặc bạn thiếu tự tin, không có ý tưởng mới, hay không rõ mục đích, vân vân.
[su_spacer]
Bạn hãy tin rằng bạn không phải là người duy nhất cảm thấy những điều đó.
[su_spacer]
Lý dó chính mà con người thường cảm thấy thiếu động lực là do chúng ta không tìm thấy được giá trị cho việc hoàn thành một việc bạn muốn làm.
[su_spacer]
Bài học ở đây: nếu bạn có thể tìm ra cách để kết nối nhiệm vụ bạn cần làm với những việc mà bạn có hứng thú, hoặc phù hợp với mục tiêu, mục đích của mình thì bạn sẽ có thêm động lực thực hiện nó.
[su_spacer]

Lý do thứ sáu, bạn không biết bắt đầu từ đâu

Bạn thường cảm thấy chần chừ khi phải đương đầu với những nhiệm vụ phức tạp, khó làm hoặc tốn nhiều thời gian hơn.
[su_spacer]
“Đó là bởi bạn không biết nên bắt đầu làm từ đâu, làm bằng cách nào, làm sao cho đúng. Vì vậy bạn không thể bắt tay thay vào đó là tìm cách trì hoãn chúng” Coach Duy Nguyễn
[su_spacer]
Đôi lúc đó là do bạn cảm thấy bị choáng ngợp bởi việc bắt đầu những bước hay những nhiệm vụ trước mắt phải hoàn thành.
[su_spacer]
Cách tốt nhất để vượt qua sự trì trệ trong tình huống này là bạn cần chia nhỏ nhiệm vụ phức tạp thành những nhiệm vụ nhỏ hơn, dễ hoàn thành hơn, và bắt đầu thực hiện từng việc một.
[su_spacer]

Lý do thứ bảy, bạn thường xuyên bị phân tâm

Trong thời đại công nghệ và mạng xã hội phát triển như ngày nay thì chúng ta phải đối mặt với rất nhiều những thứ dễ gây mất tập trung, như email, tin nhắn, thông báo điện thoại, điện thoại gọi tới, họp hành, rồi thậm chí cả những việc nhỏ như phải dọn dẹp bàn làm việc hay có người hỏi thời gian, vân vân.
[su_spacer]
Rất nhiều thứ.
[su_spacer]
Một giải pháp đơn giản là bạn hãy thiết lập cho mình một không gian làm việc mà có thể giảm thiểu tối đa những cám dỗ gây mất tập trung.
[su_spacer]
Ví dụ như xóa những phần mềm, ứng dụng, trang web hay khiến bạn dành nhiều thời gian vào đó.
[su_spacer]
Thậm chí nếu không cần thiết thì có thể ngắt kết nối internet, tháo pin điện thoại, đeo tai nghe chống ồn hoặc khóa cửa phòng treo biển tránh làm phiền.
[su_spacer]
Bạn có thể sáng tạo ra nhiều cách dựa trên những thứ bạn thường xuyên bị gây mất tập trung nhất.
[su_spacer]

Lý do sau cùng, bạn không có đủ thời gian

Coach Duy Nguyễn chia sẻ đây là một lời biện bạch khá phổ biến cho sự trì trệ.
[su_spacer]
Bạn lên kế hoạch cho một nhiệm vụ nào đó.
[su_spacer]
Tuy nhiên có nhiều thứ khác trong cuộc sống xảy ra và bạn phải giải quyết dẫn tới bạn không còn đủ thời gian cho nhiệm vụ cần làm kia.
[su_spacer]
Vì vậy bạn quyết định tự gia hạn cho mình thêm thời gian và hoàn thành vào một dịp khác.
[su_spacer]
Có hai cách để giải quyết vấn đề này.
Một là điều chỉnh lại cách bạn lên kế hoạch và đặt thời hạn cho nhiệm vụ của bạn.
[su_spacer]
Bạn có thể thay vì đặt cho mình mục tiêu hoàn thành trong 1 tuần thì hãy đặt mục tiêu dành 1 tiếng mỗi ngày để làm việc đó.
[su_spacer]
Như vậy bạn có thể sắp xếp dc các việc khác phát sinh vào quỹ thời gian còn lại trong ngày. và hoàn thành nhiệm  vụ theo đúng tiến độ mà bạn đặt ra
[su_spacer]
Hai là dù bạn thật sự còn ít thời gian, thì bạn vẫn cứ làm gì đó, dù chỉ là hoàn thành một phần của nhiệm vụ.
[su_spacer]
Điểm mấu chốt ở đây đó là khi bạn làm được một chút thì bạn sẽ có cảm giác hoàn thành và làm tăng động lực để tiếp tục hoàn tất, thay vì bạn lại lùi toàn bộ lại vào một dịp khác.
[su_spacer]
Như vây là chúng ta đã nói về 8 lý do chính gây ra sự trì trệ và chậm chễ của con người.
[su_spacer]
Đây là kẻ thù số một đối với bất kì ai muốn vươn tới thành công.
[su_spacer]
Tất nhiên rất khó để có thể ngay lập tức mà bạn thay đổi được vấn đề này đối với bản thân mình, nó cần phải có thời gian và sự tập trung.
[su_spacer]
Tuy nhiên, trước hết, bạn phải nhận ra vấn đề của mình nằm ở đâu để từ đó chúng ta sẽ cùng tìm ra cách giải quyết.
[su_spacer]
—————–
Coach Duy Nguyễn đã tạo ra Bản kế hoạch Kinh doanh 1 trang, sẽ hướng dẫn bạn cách tạo ra một kế hoạch hiệu quả trong thời gian nhanh nhất
Bạn có thể xem thêm các video kiến thức của Coach Duy Nguyễn tại
Hoặc
[su_spacer]
Cảm ơn các bạn đã theo dõi.
Chúc các bạn một ngày làm việc hiệu quả
Xin chào

Người soạn (từ video Coach Duy Nguyễn)

Picture of Duy Nguyễn, Thạc sĩ Quản Trị Kinh Doanh

Duy Nguyễn, Thạc sĩ Quản Trị Kinh Doanh

Coach Duy Nguyễn là huấn luyện viên kinh doanh, chuyên gia đào tạo bán hàng, marketing và hướng dẫn khởi nghiệp với hơn 150.000 người theo dõi trên các kênh mạng xã hội.

Tìm hiểu thêm

Suy Nghĩ Của Bạn

Trao đổi với Team Duy Nguyễn

BẠN CẦN TƯ VẤN?

Hotline: 0348 269 003

BẠN CẦN ĐƯỢC TƯ VẤN?

Bạn đã sẵn sàng để rèn luyện cùng Coach Duy Nguyễn? Doanh nghiệp của bạn cần được đào tạo chuyên sâu? Hãy liên hệ ngay để đặt lịch với Coach Duy Nguyễn trước khi đối thủ của bạn làm điều đó.

KẾT NỐI VỚI DUY

Coach Duy Nguyễn
Giám đốc chuyên môn
CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN & GIÁO DỤC NEXT STEP ACADEMY
MST: 0202130107
Địa chỉ: Số 29 Vũ Thị Ngọc Toàn,
Phường Tân Thành, Quận Dương Kinh, Thành phố Hải Phòng, Việt Nam