fbpx

Bài học từ câu chuyện “Thỏ và Rùa”

Trước khi chúng ta bước vào một cuộc cạnh tranh, đầu tiên hãy xác định rằng ưu thế nổi trội hay là lợi thế cạnh tranh của mình là gì, sau đó hãy thách thức ở trên cái lĩnh vực hay thị trường mà mình có lợi thế

Nội dung bài viết

Xin chào bạn! Hôm nay Duy muốn kể lại cho bạn câu chuyện “Thỏ và Rùa” mà chúng ta đã học được từ bé. Có rất nhiều điều mà chúng ta có thể áp dụng bài học được từ câu chuyện này cho công việc và cho cuộc sống của mình và câu chuyện “Thỏ và Rùa” đó không nên chỉ dừng lại giống như những gì mà chúng ta đã được dạy.

Chắc hẳn bạn còn nhớ tới câu chuyện được học từ thời mẫu giáo, câu chuyện về cuộc chạy đua giữa Thỏ và Rùa. Ai cũng biết rằng trong cái câu chuyện đó, Thỏ do quá chủ quan cho nên đã để thua về đích sau Rùa.

Mục đích của câu chuyện này là để nói rằng: Chậm mà chắc thì sẽ tốt hơn là nhanh mà bất cẩn. Nhưng câu chuyện có chỉ nên dừng lại ở đó? Bởi lẽ nếu như chỉ dừng lại như vậy thì theo Duy nghĩ chúng ta đang chỉ nhìn về một khía cạnh tôn vinh cái sự chậm mà chắc. Điểm yếu của câu chuyện này đó chính là nhiều người lớn lên và luôn tin rằng mình không cần phải nhanh, cứ từ từ thôi, cẩn thận hơn, kiểu gì cũng tới đích.

Thế nhưng trên thực tế trong cuộc sống này nếu như bạn nhanh như Thỏ và bạn có sự cẩn thận thì thỏ sẽ chắc chắn là luôn thắng Rùa. Đó là lý do vì sao rất nhiều người chậm mà chắc luôn bị tụt lại phía sau

Bạn có nghĩ rằng: “Nếu như mình chậm mà chắc thì có thể thắng được trong cuộc thi đường lên đỉnh Olympia không? Hay là bạn có vượt qua được các vòng phỏng vấn tuyển dụng hay là được xếp để mắt tới và tăng lương, thăng chức không?”

Theo Duy thì trong bất kỳ văn hóa nào, điều này cũng sẽ rất ít khi xảy ra, nếu như chỉ xét dựa trên năng lực bởi vì không phải ai cũng nhanh mà bất cẩn như Thỏ. Câu chuyện Thỏ và Rùa đó nên được tiếp tục như thế này: “Thỏ sau khi thua cái cuộc đua đó thì rất buồn và nhận ra rằng mình thua trong cuộc chạy đua này là bởi vì mình quá chủ quan, sự bất cẩn và tự tin thái quá vì thế thỏ đã đề nghị Rùa chạy đua thêm một lần nữa và lần này xuất phát rất quyết tâm không la cà không chủ quan không ngủ gật và lần này Thỏ đã thắng tuyệt đối.”

Câu chuyện thứ hai này là bài học đề cao sự linh hoạt và sự đồng nhất trong mọi hoạt động tìm cách tăng tốc của mình nhanh hơn nhưng vẫn đảm bảo được sự ổn định trong hiệu quả của hoạt động thì nó sẽ tối ưu hơn và luôn chiến thắng cái sự chậm mà chắc.

Chậm mà chắc thì tốt đấy nhưng nhanh và ổn định thì còn tốt hơn nhiều. Thế nhưng như vậy thì những người không thể nhanh như Thỏ thì họ phải làm sao? chẳng lẽ phải tìm cách làm mọi thứ thật nhanh vượt quá sức của mình để rồi thất bại và chán nản.

Sau đây là một phiên bản tiếp theo của câu chuyện giữa thỏ và rùa: “Rùa sau khi thua trong cái cuộc chạy đua lần thứ hai thì cũng rất buồn và suy nghĩ rất nhiều. Dù mới nhận thấy rằng nếu như chỉ đua trên đường cạn, trên đường thẳng, đường đồng bằng như vậy là không công bằng. Bởi vì đó là một lợi thế rất nhiều cho Thỏ vì thế dù lại lần nữa đề nghị Thỏ tiếp tục cuộc chạy đua này. Và con đường lần này sẽ do rùa lựa chọn Thỏ vẫn rất tự tin và tin rằng nếu như mình vẫn giữ được phong độ ổn định cái sự nhanh nhẹn và quyết tâm như lần trước thì chắc chắn mình lại chiến thắng, thế nhưng khi tới bờ sông, Thỏ chợt nhận ra rằng mình không hề biết bơi và loay hoay không biết làm sao để qua được sông. Sau nửa ngày suy nghĩ, lúc này thì ùa cũng đã bắt kịp và nhẹ nhàng, nở một nụ cười đi xuống nước bơi qua sông và về đích.”

Tới đây chắc bạn cũng đã nhận ra bài học từ phần này của câu chuyện. Trước khi chúng ta bước vào một cuộc cạnh tranh, đầu tiên hãy xác định rằng ưu thế nổi trội hay là lợi thế cạnh tranh của mình là gì. Sau đó hãy thách thức ở trên cái lĩnh vực hay thị trường mà mình có lợi thế nếu bạn làm được điều đó thì dù bạn có là Rùa, có chậm đi chăng nữa, cũng không hề ngán Thỏ.

Nhưng câu chuyện giữa thỏ và rùa vẫn chưa nên kết thúc ở đó mà nó nên được tiếp diễn như thế này: “Khi tới bờ sông đó thỏ lại nhảy lên lưng rùa và cả hai cùng vượt qua sông và về đích. Từ lúc này thì cả hai cùng cảm thấy chiến thắng và vui vẻ một cách hoàn hảo hoàn toàn và điều tuyệt vời nhất là cả hai cùng hoàn thành cái chặng đường đua với một thời gian nhanh nhất, mà không một ai có thể thực hiện nếu như là một mình.

Vậy thì bài học ở phần này là gì? Nếu bạn có năng lực, có khả năng cá nhân tốt, biết cách tận dụng lợi thế của mình thì đó là một điều tốt. Nhưng nếu như bạn biết cách kết hợp với những người khác thì đó là một điều tuyệt vời.

Sau cùng nếu như bạn suy nghĩ kỹ hơn về câu chuyện trên mà Duy vừa kể thì bạn sẽ thấy còn có những bài học khác nữa. Cả thỏ và rùa đều không từ bỏ sau khi thất bại thỏ thì quyết định làm việc chăm chỉ hơn sau cái thất bại của mình bởi vì cái sự chủ quan. Chúng ta sẽ đạt được kết quả tốt nhất dù nhanh hay chậm hãy làm việc có chiến lược, có tính toán.

—-

Hãy xem thêm các bài viết khác về Kỹ năng bán hàng và Marketing TẠI ĐÂY

Bạn có thể theo dõi các Video về các nội dung này tại YOUTUBE và FACEBOOK của Coach Duy Nguyễn nhé!

Người soạn (từ video Coach Duy Nguyễn)

Picture of Duy Nguyễn, Thạc sĩ Quản Trị Kinh Doanh

Duy Nguyễn, Thạc sĩ Quản Trị Kinh Doanh

Coach Duy Nguyễn là huấn luyện viên kinh doanh, chuyên gia đào tạo bán hàng, marketing và hướng dẫn khởi nghiệp với hơn 150.000 người theo dõi trên các kênh mạng xã hội.

Tìm hiểu thêm

Suy Nghĩ Của Bạn

Trao đổi với Team Duy Nguyễn

BẠN CẦN TƯ VẤN?

Hotline: 0348 269 003

BẠN CẦN ĐƯỢC TƯ VẤN?

Bạn đã sẵn sàng để rèn luyện cùng Coach Duy Nguyễn? Doanh nghiệp của bạn cần được đào tạo chuyên sâu? Hãy liên hệ ngay để đặt lịch với Coach Duy Nguyễn trước khi đối thủ của bạn làm điều đó.

KẾT NỐI VỚI DUY

Coach Duy Nguyễn
Giám đốc chuyên môn
CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN & GIÁO DỤC NEXT STEP ACADEMY
MST: 0202130107
Địa chỉ: Số 29 Vũ Thị Ngọc Toàn,
Phường Tân Thành, Quận Dương Kinh, Thành phố Hải Phòng, Việt Nam