fbpx

8 bước để bắt đầu công việc ước mơ!

Không ai có thể khởi đầu mà biết tất cả mọi thứ cả, đặc biệt là trong kinh doanh, và khi bạn đã có một lượng khách hàng nhất định rồi thì bạn càng cần phải có những người khả năng tốt hơn bạn về những kĩ năng mà bạn còn yếu. Để đảm bảo rằng chất lượng của bạn có thể duy trì tốt cho nhu cầu ngày một tăng cao

Nội dung bài viết

Cho phép Duy hỏi bạn câu này: Bạn có bao giờ mơ ước một ngày nào đó mình sẽ được tự làm chủ về tài chính của bản thân mình hay chưa? Bạn cảm thấy buồn chán với công việc hiện tại? và không cảm thấy hào hứng nếu cuộc sống cứ thế tiếp tục diễn ra theo cái dòng chảy đó. Nếu đó là những điều bạn đang suy nghĩ thì có thể, bạn nên nghĩ tới việc bắt đầu một công việc kinh doanh từ đam mê, sở thích của mình sau giờ làm việc.

Bởi vì biết đâu đó cái công việc phụ này có thể sẽ giúp bạn giải quyết được tất cả những băn khoăn mà Duy vừa nói tới. Hôm nay Duy sẽ chỉ cho bạn 8 bước để bắt đầu theo đuổi ước mơ của mình trong khi vẫn giữ được công việc chính:

Bước thứ nhất, hãy chuẩn bị chính mình cho một chặng đường dài

Đây không phải là một cuộc chơi trong ngày một ngày hai, ý tưởng tốt chỉ chiếm 1% của thành công, sản phẩm tốt chỉ chiếm 20% của thành công, 80% còn lại đó là tư duy là kiến thức, là sự quyết tâm và tính kỷ luật của bạn, tất nhiên còn có cả sự may mắn nữa. Chính vì vậy, trước khi quyết định bắt đầu một kế hoạch kinh doanh bên lề thì bạn phải xác định xem mình thực sự mong muốn đạt được cái ước mơ này như thế nào.

 hãy chuẩn bị chính mình cho một chặng đường dài

Nếu như chỉ đơn giản là bạn muốn làm bởi vì bạn muốn bằng bạn bằng bè thì hãy suy nghĩ lại, bạn sẽ làm việc ngoài giờ trong cả ngày nghỉ, nghĩa là 1 tuần của bạn sẽ không chỉ dành ra 40 tiếng để làm việc mà là 80-100 tiếng để làm việc. Bạn có chấp nhận được sự hy sinh đó hay không?

Nếu bạn không xác định được cái sự khao khát và đam mê của mình lớn tới đâu thì bạn sẽ nhanh chóng từ bỏ. Hãy bắt đầu với câu hỏi: “Tại sao bạn lại muốn theo đuổi ước mơ này?

Bước thứ hai, đánh giá lại năng lực và kỹ năng của mình

Muốn làm là một chuyện, nhưng để làm được thì lại là một câu chuyện khác. Duy đã gặp rất nhiều người muốn được khởi nghiệp hoặc các chủ doanh nghiệp muốn thay đổi, muốn phát triển mô hình kinh doanh của mình lớn hơn. Nhưng một điều quan trọng mà họ không có là tại thời điểm hiện tại, những kĩ năng và nguồn lực của họ không đủ để thực hiện.

 đánh giá lại năng lực và kỹ năng của mình

Cho nên nếu như bạn muốn mình làm một điều gì đó thì bạn phải biết xem mình có khả năng hay không? Hay cần phải học hỏi thêm những kỹ năng gì?

Ví dụ: Bạn muốn làm một kênh YouTube chẳng hạn, vậy thì bạn cần phải biết xem mình có hứng thú với chủ đề gì? Không chỉ có như vậy, bạn còn cần phải biết cách quay video, cách chỉnh sửa video, cách sử dụng YouTube và phải biết lựa chọn nội dung sao cho hấp dẫn nhất với mọi người. Đó đều là các kỹ năng mà bạn có thể chưa biết tới.

Chính vì thế hãy xác định xem với kế hoạch mà bạn muốn làm thêm sau giờ làm việc bạn còn thiếu những kỹ năng gì.

Bước thứ ba, xác định tính tiềm năng về tài chính của ý tưởng mà bạn đang ấp ủ

Nếu bạn chỉ định làm gì đó cho vui, sau giờ làm việc, giết thời gian thì bạn có thể bỏ qua bước này. Tuy nhiên, nếu bạn muốn kiếm tiền từ đó, thì hãy kiểm tra xem ý tưởng của bạn có ai muốn mua hay không. Đây cũng giống như là mô hình khởi nghiệp tinh gọn vậy. Bạn đưa ý tưởng của mình ra cho khách hàng mà bạn nghĩ là những người sẽ tiềm năng, hỏi họ xem họ có sẵn sàng rút ví của mình ra để trả tiền cho bạn hay không? Nếu câu trả lời là có, thì đó là một tín hiệu tích cực.

Một chú ý nhỏ cho bạn ở bước này đó là đừng hỏi ý kiến của những người đã quen biết bạn như là gia đình, bạn bè, anh chị em, câu trả lời của họ chỉ mang tính chất động viên bạn mà thôi.

Bước thứ tư, tìm cách để khác biệt hóa

Trừ khi bạn chế tạo ra một sản phẩm gì đó thật là độc lạ hoặc một dịch vụ hoàn toàn mới còn không thì bạn sẽ phải chuẩn bị tinh thần để đối mặt với những đối thủ cạnh tranh. Đã có sự tồn tại vững chắc trên thị trường. Cạnh tranh là điều không thể tránh khỏi đó là bản chất của kinh doanh, của nền kinh tế.

Bạn không thể tránh khỏi điều này cho dù bạn có đi vào thị trường nhỏ tới đâu đi nữa. Chính vì vậy cách để bạn giảm thiểu áp lực và giảm thiểu thiệt hại cho đứa con tinh thần tương lai của mình đó là hãy nghĩ tới các cách để khác biệt hóa ý tưởng kinh doanh đó.

Bạn có thể xem lại bài viết của Duy về cách tạo ra sự khác biệt cho bản thân của mình. Hãy nhớ rằng: “Không chỉ có thay đổi thiết kế, kiểu dáng hay hình thức thực hiện mới có thể tạo ra lợi thế cạnh tranh cho ý tưởng kinh doanh của bạn hãy xác định rõ ràng những mục tiêu mình muốn đạt được.

Chúng ta đều biết rằng không ai đánh thuế giấc mơ của bạn cả. Bạn có quyền nghĩ lớn, mơ lớn, rất nhiều người sẽ nói với bạn điều đó, nhưng tất cả những giấc mơ vĩ đại, những ý tưởng, táo bạo của bạn chỉ có thể thành hiện thực nếu bạn biết bắt đầu bằng cách đặt ra những mục tiêu phù hợp và hiệu quả.

Bước thứ năm, xác định thời điểm để bạn có thể thực sự bắt tay vào khởi sự

xác định thời điểm để bạn có thể thực sự bắt tay vào khởi sự

Đây có lẽ là bước khó khăn nhất, đấu tranh tư tưởng nhiều nhất bởi vì đó là lúc bạn quyết định đưa ý tưởng của mình vào thực tế vào hiện thực. Duy còn nhớ như in cái thời điểm mình chuẩn bị đăng tải video đầu tiên lên Coach Duy Nguyễn. Lúc đó trí tưởng tượng của Duy vô cùng là phong phú, hàng loạt hình ảnh kinh khủng diễn ra trong đầu nghĩ mọi người chê bai, sẽ cười sau lưng mình bởi vì những cái nội dung chẳng mang tính chất giải trí nào như thế này, mà cũng đăng lên được. Nhưng đó là thời điểm Duy đã tự xác định rằng mình phải chính thức bắt đầu bởi vì video đầu tiên mà Duy tải lên để bạn xem thực ra là video thứ một trăm mà mình đã tập luyện, bạn cũng cần phải như vậy.

Ý tưởng của bạn dù có hay đến mấy thì cũng mãi chỉ là ý tưởng, nếu bạn không cho nó một ngày khai sinh, đưa đứa con tinh thần của mình chính thức bước vào thế giới này. Tuy nhiên một lời khuyên của tôi cho bước thứ năm này đó là đừng cố gắng chờ đợi mọi thứ thật hoàn hảo mới khi bắt đầu. Bởi vì chắc chắn rằng bạn sẽ phải thay đổi rất nhiều để phù hợp với khách hàng.

Bạn hãy nhớ rằng: “Bạn càng lấy được ý kiến phản hồi từ khách hàng sớm bao nhiêu thì cái rủi ro của bạn càng giảm đi bấy nhiêu, có thể bạn bắt đầu với một mục tiêu là tạo ra sản phẩm hoặc dịch vụ thật sự hữu ích cho khách hàng nhưng chưa chắc bạn đã đi đúng hướng. Nếu bạn chần chừ nghĩ rằng mình đang làm tốt và không cần phải nghe ý kiến của người mua hàng thì rất có thể bạn sẽ nhanh chóng gặp thất bại.”

Bước thứ sáu, tìm sự trợ giúp cho những kĩ năng bạn còn yếu, còn kém

tìm sự trợ giúp cho những kĩ năng bạn còn yếu, còn kém

Không ai có thể khởi đầu mà biết tất cả mọi thứ cả, đặc biệt là trong kinh doanh, và khi bạn đã có một lượng khách hàng nhất định rồi thì bạn càng cần phải có những người khả năng tốt hơn bạn về những kĩ năng mà bạn còn yếu.

Để đảm bảo rằng chất lượng của bạn có thể duy trì tốt cho nhu cầu ngày một tăng cao. Một trong những sai lầm lớn nhất của những người mới làm chủ là muốn tự tay mình làm tất cả mọi việc, vì nghĩ rằng không ai hiểu công việc của mình bằng chính bản thân mình.

Điều đó chỉ có thể xảy ra nếu bạn tìm kiếm sự giúp đỡ từ những người có năng lực kém hơn bạn. Hãy nghĩ tới việc thuê các dịch vụ bên ngoài trong thời gian đầu như là quảng cáo, marketing, sales, kế toán… nếu như bạn có khả năng chi trả cho việc đó.

Bước thứ bảy, tìm cách duy trì ổn định công việc chính

Đến bước này thì bạn đã có một công việc kinh doanh phụ sau giờ làm việc chính. Chúc mừng bạn với điều đó, tuy nhiên đừng để cái chuyện đó ảnh hưởng tới công việc mà người khác đang trả lương cho bạn để làm. Hãy thử tưởng tượng xem, nếu như bạn thuê một người nhân viên về làm cho bạn và bạn phát hiện ra rằng người đó dùng cái thời gian bạn trả lương cho họ để làm một công việc khác, bạn sẽ cảm thấy như thế nào?

Ảnh hưởng tới công việc chính, không chỉ là vấn đề về đạo đức trong kinh doanh, mà nó còn rất nghiêm trọng bởi vì bạn đang vi phạm hợp đồng lao động, Duy đã tận mắt chứng kiến một người đồng nghiệp cũ của mình, bị kiện, vì vi phạm hợp đồng lao động bởi một lý do tương tự. Hãy làm việc thật chuyên nghiệp.

Bước thứ tám, xây dựng một nguồn thu ổn định trước khi nộp đơn xin nghỉ việc

Lời khuyên của tôi là bạn đừng nên nộp đơn xin nghỉ việc nếu như công việc phụ của bạn chưa thực sự ổn định với nguồn thu nhập trên 75% so với thu nhập từ công việc chính. Thêm vào đó, bạn cũng cần phải có một khoản kinh phí dự phòng cho sáu tháng sau khi nghỉ việc chính, vì mọi thứ có thể không được ổn định ngay lập tức hoặc là không theo như ý bạn mong muốn của bạn.

—-

Hãy xem thêm các bài viết khác về Kỹ năng bán hàng và Marketing TẠI ĐÂY

Bạn có thể theo dõi các Video về các nội dung này tại YOUTUBE và FACEBOOK của Coach Duy Nguyễn nhé!

Người soạn (từ video Coach Duy Nguyễn)

Picture of Duy Nguyễn, Thạc sĩ Quản Trị Kinh Doanh

Duy Nguyễn, Thạc sĩ Quản Trị Kinh Doanh

Coach Duy Nguyễn là huấn luyện viên kinh doanh, chuyên gia đào tạo bán hàng, marketing và hướng dẫn khởi nghiệp với hơn 150.000 người theo dõi trên các kênh mạng xã hội.

Tìm hiểu thêm

Suy Nghĩ Của Bạn

Trao đổi với Team Duy Nguyễn

BẠN CẦN TƯ VẤN?

Hotline: 0348 269 003

BẠN CẦN ĐƯỢC TƯ VẤN?

Bạn đã sẵn sàng để rèn luyện cùng Coach Duy Nguyễn? Doanh nghiệp của bạn cần được đào tạo chuyên sâu? Hãy liên hệ ngay để đặt lịch với Coach Duy Nguyễn trước khi đối thủ của bạn làm điều đó.

KẾT NỐI VỚI DUY

Coach Duy Nguyễn
Giám đốc chuyên môn
CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN & GIÁO DỤC NEXT STEP ACADEMY
MST: 0202130107
Địa chỉ: Số 29 Vũ Thị Ngọc Toàn,
Phường Tân Thành, Quận Dương Kinh, Thành phố Hải Phòng, Việt Nam