fbpx

9 câu hỏi để bạn phỏng vấn Business partner!

Thông thường thì những người hợp tác với nhau có thể xây dựng ra những kế hoạch phân chia trách nhiệm và công việc rất chi tiết cho từng hoạt động của công ty như: Kế hoạch kinh doanh, kế hoạch sản xuất... Tuy nhiên, không có mấy ai xác định rõ như thế nào được gọi là thành công và như thế nào thì được gọi là thất bại.

Nội dung bài viết

khách hàng dễ tính

Nếu như bạn không tôn trọng người cùng hợp tác kinh doanh với mình – Business partner thì công việc kinh doanh của bạn có thể trở nên tồi tệ một cách rất nhanh chóng. Vậy tại sao nhiều người khi tìm cho mình một Business partner lại không quan tâm tới những cái vấn đề cơ bản nhất? Bài viết hôm nay tôi sẽ chia sẻ với bạn 9 câu hỏi để bạn phỏng vấn Business partner của mình.

Câu hỏi đầu tiên, mục tiêu lớn nhất khi tìm người hợp tác kinh doanh của anh/chị là gì?

Nếu bạn định hợp tác kinh doanh với một ai đó thì bạn cần phải hiểu rõ rằng: Tại sao họ lại muốn làm ăn chung với bạn? Họ muốn làm với bạn bởi vì bạn có vốn nhiều hơn, họ sẽ không phải bỏ ra nhiều tiền, vì tên tuổi bạn đã có sẵn họ sẽ có thể dựa vào đó để hưởng lợi hay đơn giản là bởi vì họ làm với bạn, bởi bạn chịu khó, họ sẽ chẳng cần phải làm gì mà vẫn có thể nhận được thành quả.

Bạn hãy nhớ điều này: Biết được đích đến cho cả 2 bên đã là một điều tốt. Nhưng nếu như bạn không biết tại sao 2 người lại đi chung trên một con thuyền thì chắc chắn sẽ tới lúc xảy ra chuyện hợp tan, bất đồng trong công việc.

Câu hỏi thứ 2, anh/chị dự định dành ra bao nhiêu thời gian cho dự án này?

Rất dễ để chúng ta đơn giản hóa khối lượng công việc cần phải làm cho kinh doanh, thường trước khi kinh doanh mọi người đều nghĩ rằng nó không đòi hỏi quá nhiều thời gian cho tới khi họ bắt tay vào làm. Tuy nhiên, thực tế thì bạn sẽ phải dành ra tối thiểu là 40-60 tiếng/tuần, thậm chí là 80-100 tiếng/tuần khi mới khởi nghiệp.

bạn dành bao nhiêu thời gian cho dự án

Nếu như Business partner của bạn không có ý định dành ra từng đó thời gian cho dự án kinh doanh này với bạn trừ khi người đó phải rất giỏi về những gì họ làm và làm rất hiệu quả. Còn nếu không thì sẽ có rất nhiều vấn đề sẽ xảy ra, khi bạn phải gồng mình ra để làm việc còn người Business partner của mình thì cứ nhẩn nha mà không tập trung.

Câu hỏi thứ 3, kế hoạch rút lui – Exit plan của anh/chị là gì?

Hầu hết mọi người sẽ không đề cập tới vấn đề này trước khi cùng hợp tác làm ăn. Tuy nhiên, có một điều rất quan trọng là bạn cần phải biết được động lực của Business partner khi kinh doanh cùng với bạn và kế hoạch trong dài hạn của họ. Đâu là điểm mà họ sẽ dừng lại?

kế hoạch

Có nhiều người làm kinh doanh bởi vì họ chỉ quan tâm tới vấn đề kinh tế, có thể họ muốn xây dựng một doanh nghiệp thật là mạnh để sau đó bán lại cho nên họ sẽ dừng lại khi giá trị của công ty đạt tới một điểm nhất định. Tuy nhiên, nhiều người làm kinh doanh bởi vì họ muốn được quản lý một doanh nghiệp, xây dựng một đội nhóm của riêng mình và họ sẽ có thể dành ra công sức cả đời với bạn để xây dựng nó.

Với mỗi một mục tiêu và động lực khác nhau thì Business partner của bạn sẽ quan tâm và tập trung và có thế mạnh về những lĩnh vực khác nhau. Hãy hỏi và chia sẻ những điều này để biết được con đường sắp đi chung sẽ như thế nào.

Câu hỏi thứ tư, đâu là sự tương đồng và đâu là sự khác biệt trong thế mạnh của mỗi bên?

Điều này rất quan trọng khi tìm người hợp tác làm ăn, bạn cần phải hiểu được sự tương đồng và sự khác biệt trong kỹ năng của mình và Business partner. Theo kinh nghiệm của chúng tôi thì những người hợp tác tốt nhất là những người mang lại các kỹ năng mà chúng ta còn thiếu bổ sung vào nhóm kỹ năng cần thiết cho doanh nghiệp của bạn.

dụ: Bạn là một chuyên gia phát triển phần mềm thì tốt nhất là hãy hợp tác cùng những người có kỹ năng về sales, marketing, quản lý doanh nghiệp. Còn nếu như có sự trùng lặp về kỹ năng như là cả 2 cùng biết về sales thì cần phải hiểu đâu là thế mạnh của mỗi bên để xác định rõ ràng trách nhiệm và cách thức làm việc của nhau để tránh sự bất đồng trong quan điểm sau này.

khóa học kinh doanh Coach Duy Nguyễn

Câu hỏi thứ 5, anh/chị sẽ làm gì nếu tình huống xấu xảy ra?

Mọi sự hợp tác đều sẽ tốt đẹp, đúng như là kế hoạch đặt ra ban đầu cho tới khi có điều gì đó xảy ra không theo ý muốn. Câu hỏi này sẽ giúp cho bạn khai thác được cách Business partner của mình phản ứng với khủng hoảng, họ sẽ phản ứng như thế nào? Họ sẽ quan tâm tới điều gì đầu tiên? và quan tâm tới việc duy nhất rồi thì họ sẽ đóng góp vào những nguồn lực gì để xử lý tình huống khủng hoảng đó?

dụ: Bỏ thêm thời gian hay là góp thêm vốn? …

Bất kể người hợp tác cùng với bạn là ai? Nhà đầu tư thiên thần, nhà đầu tư chiến lược, người đồng sáng lập, … bạn cần phải biết được họ sẽ tham gia cùng với bạn, giải quyết khủng hoảng như thế nào trước khi bắt đầu? Bởi vì nếu không, khi mà cái điều đó thực sự xảy ra thì nó sẽ là một giọt nước tràn ly, mọi thứ sẽ đổ vở hết.

Bạn cần phải nhớ điều này trong kinh doanh: Mọi tình huống xấu, bạn nghĩ có thể xảy ra thì sẽ xảy ra, thậm chí là còn tệ hơn những gì mà bạn suy nghĩ. Vì thế, hãy luôn chuẩn bị cho mình những kế hoạch đối mặt với khủng hoảng.

Câu hỏi thứ 6, anh/chị đã hợp tác kinh doanh với người khác bao giờ chưa?

Có một thực tế như thế này: Hầu hết không có ai có thể hình dung và hiểu được thực sự việc hợp tác kinh doanh là như thế nào cho tới khi họ đã có kinh nghiệm và trải qua nó trước đây.

hợp tác kinh doanh

Ai cũng nghĩ rằng việc hợp tác kinh doanh trước hết là góp vốn để giảm gánh nặng về vốn và sau đó thì có gì thì cùng bàn luận và cùng tìm ra giải pháp. Tuy nhiên, như bạn đã thấy ở các câu hỏi vừa rồi thì có rất nhiều thứ khác nhau có thể xảy ra trong hợp tác kinh doanh. Chính vì thế, nếu như người hợp tác cùng với bạn – Business partners đã có kinh nghiệm làm việc với người khác thì khả năng rủi ro của bạn có thể sẽ thấp hơn.

Câu hỏi thứ 7, anh chị nghĩ thế nào về một dự án thành công hoặc là thất bại?

Thông thường thì những người hợp tác với nhau có thể xây dựng ra những kế hoạch phân chia trách nhiệm và công việc rất chi tiết cho từng hoạt động của công ty như: Kế hoạch kinh doanh, kế hoạch sản xuất… Tuy nhiên, không có mấy ai xác định rõ như thế nào được gọi là thành công và như thế nào thì được gọi là thất bại.

dụ: Doanh số đạt bao nhiêu và lợi nhuận cụ thể là như thế nào thì được coi là thành công, hoặc một cách cụ thể như thế nào thì được gọi là thất bại. Nếu làm ăn thua lỗ thì tới mức nào họ sẽ không thể tiếp tục được nữa.

Nhưng điều này cũng giống như là các cột mốc trong quá trình phát triển của công ty mà cả 2 bên cùng nên thống nhất rõ ràng. Nó giống như là các KPI, chỉ số đánh giá hiệu quả trong hoạt động vậy.

Câu hỏi thứ 8, đối với anh/chị điều gì quan trọng nhất trong kinh doanh và nó có ảnh hưởng như thế nào tới cuộc sống cá nhân?

công việc ảnh hưởng đến cuộc sống

Đây là điều bạn nên hiểu rõ ngay trước khi bắt đầu hợp tác làm ăn chung bởi lẽ có những người đặt ra mục tiêu kinh tế, lợi nhuận lên hàng đầu, nhưng cũng có những người làm mọi việc vì gia đình, vì người thân của họ. Vì thế, nếu như bạn coi trọng đứa con tinh thần của mình, trong khi Business partner của bạn sẵn sàng từ bỏ mọi thứ, nếu có thể ảnh hưởng tới gia đình hay hình ảnh cá nhân của họ thì đó có thể là một khoảng trống cần phải bù đắp.

Nếu như là các quyết định trong kinh doanh có ảnh hưởng trực tiếp tới cuộc sống cá nhân của họ, nhưng bạn cần phải hiểu được khía cạnh này của Business partner của mình để lên kế hoạch tốt hơn cho sự hợp tác.

Câu hỏi thứ 9, anh/chị có nhìn thấy điều mà tôi đang nhìn thấy hay không?

Đây là điều bắt buộc phải có khi hợp tác làm ăn, tức là cả 2 bên cùng nhìn thấy chung một đích đến nó giống như việc 2 người cùng chèo lái một con thuyền như một người muốn đi về hướng bắc, còn người khác lại muốn đi về phương nam như vậy thì cái sự đổ vỡ là kết quả không thể tránh khỏi.

Hãy thật cụ thể với câu trả lời cho câu hỏi này, đừng dừng lại ở những cái đích đến chung chung như là: Tôi muốn thành công, hoặc tôi muốn chúng ta cùng có một doanh nghiệp có lợi nhuận tốt. Nó quá chung chung, hãy hỏi rõ đâu là tầm nhìn ngắn hạn, đâu là tầm nhìn dài hạn hay mục tiêu của người cùng hợp tác với bạn để biết xem 2 người có muốn đi chung một tuyến đường hay không?

Hy vọng 9 câu hỏi vừa rồi sẽ giúp cho bạn tìm được một Business partner phù hợp để cùng bước lên con thuyền và cùng chèo lái trên con đường đi ra biển lớn.

—-

Hãy xem thêm các bài viết khác về Kỹ năng bán hàng và Marketing TẠI ĐÂY

Bạn có thể theo dõi các Video về các nội dung này tại YOUTUBE và FACEBOOK của Coach Duy Nguyễn nhé!

Người soạn (từ video Coach Duy Nguyễn)

Picture of Duy Nguyễn, Thạc sĩ Quản Trị Kinh Doanh

Duy Nguyễn, Thạc sĩ Quản Trị Kinh Doanh

Coach Duy Nguyễn là huấn luyện viên kinh doanh, chuyên gia đào tạo bán hàng, marketing và hướng dẫn khởi nghiệp với hơn 150.000 người theo dõi trên các kênh mạng xã hội.

Tìm hiểu thêm

Suy Nghĩ Của Bạn

Trao đổi với Team Duy Nguyễn

BẠN CẦN TƯ VẤN?

Hotline: 0348 269 003

BẠN CẦN ĐƯỢC TƯ VẤN?

Bạn đã sẵn sàng để rèn luyện cùng Coach Duy Nguyễn? Doanh nghiệp của bạn cần được đào tạo chuyên sâu? Hãy liên hệ ngay để đặt lịch với Coach Duy Nguyễn trước khi đối thủ của bạn làm điều đó.

KẾT NỐI VỚI DUY

Coach Duy Nguyễn
Giám đốc chuyên môn
CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN & GIÁO DỤC NEXT STEP ACADEMY
MST: 0202130107
Địa chỉ: Số 29 Vũ Thị Ngọc Toàn,
Phường Tân Thành, Quận Dương Kinh, Thành phố Hải Phòng, Việt Nam