fbpx

Biến thất bại thành đòn bẩy thành công

Ngày nay thì mọi người dường như chỉ quan tâm tới sự chiến thắng và thành công. Có rất nhiều người nghĩ rằng thất bại là một thảm họa và phải tránh xa bằng mọi giá. Tất nhiên, nếu bạn có khả năng thành công mà không bị vấp ngã thì xin chúc mừng bạn. Nhưng nếu như một mai cái thất bại đó thực sự xảy ra đối với bạn, chúng ta không thể lường trước được những thay đổi trong tương lai, vì vậy hôm nay chúng ta sẽ nói về việc tại sao thất bại lại là một điều tốt cho bạn.

Nội dung bài viết

Cho phép tôi hỏi bạn câu này, bạn đã bao giờ gặp thất bại hay chưa? Bạn đã bao giờ vấp ngã và không biết mình có nên tiếp tục cố gắng theo đuổi ước mơ của mình nữa hay không?… Nếu như câu trả lời của bạn là có thì bài viết hôm nay là dành cho bạn, hôm nay chúng ta sẽ nói về 4 điều để biến thất bại của bạn thành đòn bẩy, rút ra bài học thành công trong cuộc sống đầy sự cạnh tranh.

Để bạn thành công và tôi sẽ chỉ cho bạn cách để vượt qua những thất bại đó. Hãy nhớ rằng, những bài học về thất bại ngày hôm nay sẽ giúp cho các bạn có thêm những bài học thành công hơn vào ngày mai.

Điều thứ nhất, hãy nhớ rằng thất bại là điều khó tránh khỏi

Theo kết quả của một cuộc nghiên cứu thì trung bình mỗi nhà kinh doanh phải thất bại 3,8 lần trước khi họ bắt đầu thành công. Bạn hãy nhớ là 3,8 lần chứ không phải là một lần và đây là con số trung bình thì tôi nghĩ rằng nhiều người thành công có số lần thất bại còn nhiều hơn như vậy nữa.

Tuy nhiên, những người thành công họ đều hiểu rằng, dù việc kinh doanh đó của họ có thất bại đi nữa thì họ sẽ trưởng thành hơn so với lúc họ bắt đầu. Và nếu họ thực sự sợ thất bại ngay từ đầu thì họ sẽ chẳng đi được tới đâu cả. Trên thực tế thì ngay cả những công ty lớn nhất với những bộ não siêu việt nhất cũng thường xuyên gặp thất bại.

Bài học thành công

Bài học thành công về những thất bại lớn của các tập đoàn toàn cầu như là Coca Cola, starbucks,… là rất nhiều và rất dễ tìm thấy. Hàng trăm bộ não tập trung vào một dự án nhưng cũng vẫn thất bại vì vậy bạn hãy giữ cho mình một tư duy cởi mở hơn.

Tất nhiên là chúng ta không muốn làm việc để thất bại, nhưng hãy coi đó là điều khó tránh khỏi và có thể xảy ra vào bất cứ lúc nào.

Điều thứ 2, thất bại nhiều khi là do những lý do ngoài tầm kiểm soát

Trong phần lớn thời gian thì thất bại thường là do những yếu tố ngoài tầm kiểm soát của chúng ta. Tôi sẽ coi rằng bạn là người luôn nỗ lực và dành 120% năng lực và sức lực của mình vào kế hoạch mà bạn đang theo đuổi. Vậy thì nếu như bạn vẫn gặp thất bại thì khả năng lớn là do những yếu tố môi trường bên ngoài tác động vào.

bài học thành công

Còn nếu như bạn không dành toàn bộ năng lực, sự cố gắng của mình cho mục tiêu của bạn thì thất bại là điều khó tránh khỏi trong môi trường luôn thay đổi và biến động như ngày nay.

Những yếu tố ngoại cảnh tác động lên con đường thành công của bạn là rất nhiều trong kinh doanh thì đó là sự cạnh tranh là những thay đổi trong nền kinh tế vĩ mô... Ngay cả những yếu tố xã hội như là bệnh dịch dịch cúm covid 19 vừa rồi, chẳng hạn hàng trăm ngàn doanh nghiệp bị ảnh hưởng và dẫn tới phá sản, còn trong các lĩnh vực khác thì cũng có rất nhiều yếu tố ngoài khả năng dự đoán của mỗi người

Vì vậy, khi thất bại xảy đến đối với bạn, thay vì tự dằn vặt, tự trách móc mình thì thay vào đó, hãy suy nghĩ, tìm hiểu ra nguyên nhân của thất bại và tìm ra giải pháp để khắc phục nó.

Điều thứ 3 hãy học cách đón nhận thất bại và biến nó thành bài học để thành công

Tôi muốn kể cho bạn một ví dụ về một nghiên cứu đã được đưa ra tại một trường đại học: “Tại một lớp học về làm gốm xứ người, giảng viên đã chia cái lớp học của mình thành 2 nhóm và yêu cầu thực hiện chung một bài tập đó là làm ra một chiếc bình hoa bằng gốm có chất lượng cao nhất.

Điểm sẽ thuộc về nhóm nào làm được sản phẩm với chất lượng tốt hơn. Tuy nhiên thì điều kiện thực hiện của 2 nhóm này là hoàn toàn khác nhau. Nhóm thứ nhất thì được yêu cầu làm càng nhiều bình hoa càng tốt và chọn ra một chiếc tốt nhất trong đó, trong khi nhóm thứ 2 thì được yêu cầu tập trung vào một sản phẩm duy nhất và chỉ làm một sản phẩm mà thôi. Nếu như bạn nghĩ rằng nhóm thứ 2 có nhiều lợi thế hơn bởi vì họ dồn toàn bộ nguồn lực trí tuệ, tất cả các bộ não vào làm một sản phẩm duy nhất thì họ có thể trau chuốt để làm ra được sản phẩm của mình một cách tốt nhất.

Nhóm đầu tiên với yêu cầu được làm càng nhiều, bình hoa càng tốt, họ lại cho ra sản phẩm có chất lượng tốt hơn hẳn. Tại sao lại như vậy? Đó là bởi vì trong quá trình làm nhiều bình hoa theo nhiều cách khác nhau, họ học được nhiều bài học hơn từ những thất bại và cải tiến những sản phẩm của họ để tốt hơn. Trong khi đó, nhóm thứ 2 do chỉ làm có một sản phẩm cho nên họ không rút được ra nhiều kinh nghiệm gì cả.”

bài học thành công

Đó là lý do vì sao mà các nghệ nhân trong làng nghề họ có thể làm ra được những tác phẩm nghệ thuật vô cùng đắt giá, bởi họ mất hàng chục năm thử thách qua những thất bại, những sản phẩm không ưng ý để hình thành nên những ý tưởng mới dựa trên sự sáng tạo và những bài học thất bại của họ.

Chính vì vậy, hãy đón nhận thất bại như là một bài học quý giá. Hãy tìm hiểu lý do thất bại của bạn là gì và đó chính là nền tảng để bạn thành công trong tương lai.

Điều thứ tư, hãy vượt qua sự sợ hãi về thất bại và đón nhận rủi ro để đi tới thành công

Hãy nhớ lại khi bạn lái xe trên đường mỗi ngày có bao nhiêu lần bạn đi mà chỉ gặp toàn đèn xanh, không phải dừng đèn đỏ một lần nào có lẽ là rất hiếm khi cái con đường của bạn đi chỉ có duy nhất một đèn giao thông. Bạn cảm thấy thế nào khi phải dừng đèn đỏ? Chẳng sao cả! Đó là bởi vì dừng đèn đỏ là một phần tất yếu của việc di chuyển trên đường và bạn sẽ biết là mình phải gặp đèn đỏ. Vậy thì bạn nghĩ cuộc sống của bạn sẽ như thế nào nếu như bạn coi như thất bại chỉ là những lần dừng đèn đỏ đó.

Đèn đỏ có thể dừng chúng ta lại tạm thời nhưng không phải là lý do để chúng ta từ bỏ hay quay đầu lại, không đi tiếp nữa. Thất bại có thể rất đáng sợ nếu bạn chọn suy nghĩ theo cách là nó rất đáng sợ. Tại sao bạn vẫn chấp nhận rủi ro về tai nạn giao thông hay là ngộ độc thực phẩm khi bạn tham gia giao thông?

Như bạn thấy đấy, chúng ta vẫn chấp nhận rủi ro hàng ngày một cách thường xuyên hơn là bạn nghĩ.

—-

Hãy xem thêm các bài viết khác về Kỹ năng bán hàng và Marketing TẠI ĐÂY

Bạn có thể theo dõi các Video về các nội dung này tại YOUTUBE và FACEBOOK của Coach Duy Nguyễn nhé!


Người soạn (từ video Coach Duy Nguyễn)

Picture of Duy Nguyễn, Thạc sĩ Quản Trị Kinh Doanh

Duy Nguyễn, Thạc sĩ Quản Trị Kinh Doanh

Coach Duy Nguyễn là huấn luyện viên kinh doanh, chuyên gia đào tạo bán hàng, marketing và hướng dẫn khởi nghiệp với hơn 150.000 người theo dõi trên các kênh mạng xã hội.

Tìm hiểu thêm

Suy Nghĩ Của Bạn

Trao đổi với Team Duy Nguyễn

BẠN CẦN TƯ VẤN?

Hotline: 0348 269 003

BẠN CẦN ĐƯỢC TƯ VẤN?

Bạn đã sẵn sàng để rèn luyện cùng Coach Duy Nguyễn? Doanh nghiệp của bạn cần được đào tạo chuyên sâu? Hãy liên hệ ngay để đặt lịch với Coach Duy Nguyễn trước khi đối thủ của bạn làm điều đó.

KẾT NỐI VỚI DUY

Coach Duy Nguyễn
Giám đốc chuyên môn
CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN & GIÁO DỤC NEXT STEP ACADEMY
MST: 0202130107
Địa chỉ: Số 29 Vũ Thị Ngọc Toàn,
Phường Tân Thành, Quận Dương Kinh, Thành phố Hải Phòng, Việt Nam