fbpx

Cách phát triển kinh doanh trong cạnh tranh

Nếu như bạn đang làm kinh doanh tốt, bạn đang bán hàng online rất hiệu quả và bạn không biết làm thế nào để có thể giúp cho công việc kinh doanh của mình được phát triển một cách bền vững, duy trì được thế mạnh trong cạnh tranh thì bài viết hôm nay là dành cho bạn.

Nội dung bài viết

Tôi đã trải qua nhiều năm làm trong lĩnh vực Sale và marketing và cũng nhiều lần kinh doanh và khởi nghiệp và tôi đã nhận ra rằng để có thể duy trì giữ vững phát triển cái thế mạnh của mình trên thị trường thì bạn cần phải trả lời được ít nhất là ba câu hỏi sau đây:

Câu Hỏi Thứ Nhất, Bạn Có Đang Giải Quyết Một Vấn Đề Gì Quan Trọng Cho Khách Hàng Hay Không?

Có một câu nói trong cái nghề làm bán hàng: “ NO PAIN NO SALES” – Không có nỗi đau thì khách hàng sẽ không mua sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn. Chính vì thế, cái điều đầu tiên mà bạn cần phải xác định rõ đó là bạn có đang giải quyết một nỗi đau, một vấn đề nào đó cho khách hàng của mình hay không và cái vấn đề đó có giá trị như thế nào đối với khách hàng.

Có rất nhiều người bán hàng mang theo cái tâm lý đó là thấy người khác bán thì mình cũng bán, thấy xung quanh những người khác đang kinh doanh gì thì mình cũng chạy theo, làm theo cái đó. Vì nghĩ rằng đó là một xu hướng nhu cầu mới và tất nhiên nếu như bạn may mắn thì bạn vẫn có thể đu trend, bắt được cái xu hướng đó trong ngắn hạn và kiếm được một chút tiền.

kinh doanh

Nhưng bạn có thấy ai mà chỉ làm theo những người khác mà có thể tiến xa được trong cạnh tranh không? Chỉ trừ khi cái nguồn cung là quá ít, còn cầu thì quá cao, mà điều đó thì thường chỉ xảy ra trong cái giai đoạn ngắn giai đoạn đầu tiên của một thị trường mới. Còn lại thì chỉ có những người nào thường xuyên nâng cao sản phẩm hoặc dịch vụ của mình để giải quyết được ngày càng nhiều hơn cái vấn đề mới cho khách hàng thì mới có thể duy trì được cái dẫn đầu trong sự cạnh tranh.

Chính vì vậy cái việc đầu tiên bạn cần làm đó là xác định xem mình đang giải quyết vấn đề gì cho khách hàng và cái việc xác định rõ được giá trị của nỗi đau mà khách hàng đang trải qua sẽ giúp bạn biết được mình cần phải làm gì để đạt được cái mục tiêu trong kinh doanh.

Xác định rõ được vấn đề của khách hàng là gì, lớn hay nhỏ để bạn có chiến lược giúp đỡ khách hàng của mình một cách phù hợp. Và cái cách tiếp cận đúng với cái giá trị đó, đó là một yếu tố để giúp bạn phát triển bền vững trong sự cạnh tranh.

Câu Hỏi Thứ Hai, Doanh Nghiệp Của Bạn Có Khả Năng Mở Rộng Hay Không?

Tôi lấy ví dụ: Giả sử bạn có một công thức gia truyền làm gà rán rất ngon, ngon nhất trong vùng và bạn quyết định mở một cửa hàng bán gà rán gia truyền đời đầu, bạn rất là đông khách bởi vì ai cũng thích cái công thức của bạn. Và mỗi ngày bạn đều làm việc rất chăm chỉ trước cái sự ghen tị của các cửa hàng xung quanh. Bạn đang dành chiến thắng trong cái thị trường mà bạn đang đặt cửa hàng đó. Tuy nhiên, chỉ một thời gian ngắn sau phía đối diện cửa hàng của bạn là một cửa hàng KFC rất hoành tráng mới mở và rồi khách hàng của bạn trở nên thưa dần họ chuyển sang ăn KFC bởi vì bên đó phục vụ rất là nhanh rộng rãi có điều hòa mát lạnh có cả khu vui chơi dành cho trẻ em… Bạn vẫn có khách hàng trung thành của mình nhưng khách hàng của bạn đã thưa dần không còn đông như trước nữa. Và thế là bạn quyết định mở rộng quy mô của mình sang một khu mới để tránh cái cửa hàng KFC đó. Thế nhưng có một vấn đề ở đây đó là nếu như thiếu đi bạn thì mọi thứ sẽ không còn đạt được chất lượng tốt nữa. Không ai trong cửa hàng có thể dán gà ngon như bạn và bạn chấp nhận không thể mở một cửa hàng mới và chịu cái sự giới hạn về thu nhập và lại còn đang bị trữ cạnh tranh lớn của KFC như tại thời điểm hiện tại.

kinh doanh

Đó là một ví dụ để bạn thấy được nếu như cái mô hình kinh doanh của bạn không thể mở rộng ra được và sớm bị những đối thủ khác mạnh hơn lấy bớt đi thị trường. Tất nhiên là trên thực tế thì việc mở rộng một quán gà rán không phải là quá phức tạp.

Tuy nhiên, nếu như không biết cách làm thì bạn cũng có thể sẽ phá hủy đi toàn bộ công sức đã gây dựng cho đứa con tinh thần của mình. Có rất nhiều trường hợp đã thất bại vì mở rộng không đúng cách.

Câu Hỏi Thứ Ba, Rào Cản Để Tham Gia Vào Cạnh Tranh kinh doanh Với Bạn Dễ Hay Khó?

Rào cản tham gia vào một thị trường là những yếu tố cản trở những người mới muốn tham gia vào để cạnh tranh trực tiếp với công việc kinh doanh của bạn.

Ví dụ: Nếu như bạn muốn mở một nhà hàng thì bạn phải có vốn, phải có đầu bếp, hoặc là phải biết cách nấu ăn ngon… Đó chính là những rào cản.

Khi bạn có thể tìm cho mình được một lợi thế trong cạnh tranh mà cũng là những cái rào cản khó khăn cho những người khác đi sau có thể tham gia và đối đầu trực tiếp với bạn thì bạn sẽ giảm được những áp lực từ cạnh tranh đó. Đó chính là yếu tố thứ ba để giúp bạn duy trì được hoạt động của mình dưới cái áp lực của sự cạnh tranh.

—-

Hãy xem thêm các bài viết khác về Kỹ năng bán hàng và Marketing TẠI ĐÂY

Bạn có thể theo dõi các Video về các nội dung này tại YOUTUBE và FACEBOOK của Coach Duy Nguyễn nhé!

Người soạn (từ video Coach Duy Nguyễn)

Picture of Duy Nguyễn, Thạc sĩ Quản Trị Kinh Doanh

Duy Nguyễn, Thạc sĩ Quản Trị Kinh Doanh

Coach Duy Nguyễn là huấn luyện viên kinh doanh, chuyên gia đào tạo bán hàng, marketing và hướng dẫn khởi nghiệp với hơn 150.000 người theo dõi trên các kênh mạng xã hội.

Tìm hiểu thêm

Suy Nghĩ Của Bạn

Trao đổi với Team Duy Nguyễn

BẠN CẦN TƯ VẤN?

Hotline: 0348 269 003

BẠN CẦN ĐƯỢC TƯ VẤN?

Bạn đã sẵn sàng để rèn luyện cùng Coach Duy Nguyễn? Doanh nghiệp của bạn cần được đào tạo chuyên sâu? Hãy liên hệ ngay để đặt lịch với Coach Duy Nguyễn trước khi đối thủ của bạn làm điều đó.

KẾT NỐI VỚI DUY

Coach Duy Nguyễn
Giám đốc chuyên môn
CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN & GIÁO DỤC NEXT STEP ACADEMY
MST: 0202130107
Địa chỉ: Số 29 Vũ Thị Ngọc Toàn,
Phường Tân Thành, Quận Dương Kinh, Thành phố Hải Phòng, Việt Nam