fbpx

7 câu hỏi xác định ý tưởng kinh doanh!

Nếu bạn xem các chương trình Sharktank - thương vụ bạc tỷ thì bạn sẽ nhận ra một điều đó là những nhà đầu tư họ luôn đánh giá ý tưởng kinh doanh dựa trên phản hồi thực tế từ khách hàng. Có nghĩa là họ sẽ chỉ đánh giá cao những sản phẩm hoặc dịch vụ đã được khách hàng chấp nhận và trả tiền cho nó. Đó là điều khác biệt giữa một ý tưởng sáng tạo và một ý tưởng kinh doanh, một thứ hay ho mà không ai muốn trả tiền để mua thì không thể mang ra làm kinh doanh được.

Nội dung bài viết

phát triển bản thân

Ai cũng nghĩ rằng sáng kiến của mình sẽ được đón nhận nhiệt tình bởi khách hàng và sẽ đổi đời nhờ ý tưởng đó. Tuy nhiên, không phải ngẫu nhiên mà phần lớn các ý tưởng kinh doanh đều chỉ dừng lại ở giai đoạn ý tưởng không thể cất cánh hoặc thậm chí là thất bại sau khi triển khai. Bài viết này muốn đưa ra cho bạn 7 câu hỏi để bạn xác định ý tưởng kinh doanh của mình có thực tế, có khả thi hay không trước khi quyết định dành thời gian, công sức, tiền bạc vào theo đuổi ý tưởng đó.

Câu hỏi đầu tiên, ý tưởng của bạn có giải quyết được một vấn đề nào đó cho nhiều người khác?

Rất nhiều bạn có trí tưởng tượng và sự sáng tạo rất phong phú, có thể là bạn thích sáng chế ra những thứ mới lạ. Tuy nhiên, nhiều khi những ý tưởng của bạn lại xuất phát từ vấn đề hay khó khăn của chính bản thân bạn chứ không phải của những người khác.

Có thể bạn cần giải pháp cho vấn đề đó chứ không phải là những người khác. Họ không cần, nhưng bạn lại nghĩ đó là một ý tưởng tốt, có thể mang ra kinh doanh được. Đó là một sai lầm khá phổ biến, đúng là những sáng chế đó của bạn có thể rất là hay ho, nhưng không phải là thứ mà thị trường đang cần, bởi vì không ai có nhu cầu để giải quyết vấn đề giống như bạn cả. Cho nên bạn phải xem khả năng thực dụng của ý tưởng của mình đối với những người khác như thế nào.

Câu hỏi thứ 2, có ai sẵn sàng trả tiền cho ý tưởng của bạn?

Nếu bạn xem các chương trình Sharktank thương vụ bạc tỷ thì bạn sẽ nhận ra một điều đó là những nhà đầu tư họ luôn đánh giá ý tưởng kinh doanh dựa trên phản hồi thực tế từ khách hàng. Có nghĩa là họ sẽ chỉ đánh giá cao những sản phẩm hoặc dịch vụ đã được khách hàng chấp nhận và trả tiền cho nó.

 

Đó là điều khác biệt giữa một ý tưởng sáng tạo và một ý tưởng kinh doanh, một thứ hay ho mà không ai muốn trả tiền để mua thì không thể mang ra làm kinh doanh được. Rất nhiều người nghĩ ra một ý tưởng kinh doanh nào đó và nghĩ rằng chắc chắn người khác sẽ mua và rồi họ đi hỏi ý kiến ba mẹ của mình, anh chị em trong nhà, bạn bè thân thiết của mình xem những ý tưởng đó có hay không?

Tất nhiên là những người thân của bạn sẽ không muốn làm mất lòng bạn. Họ sẽ động viên bạn cố gắng tự tin vào bản thân, khẳng định chính mình, … Tuy nhiên, điều đó là không đủ trong kinh doanh, bởi vì bạn cần phải có một mô hình kinh doanh có thể làm ra tiền, một ý tưởng kinh doanh có thể bán được.

Nếu bạn muốn biết ý tưởng của mình, có ai mua hay không thì hãy mang nó tới gặp những người sẽ là khách hàng tương lai của bạn xem họ có sẵn sàng mua nó hay không, trả bao nhiêu tiền… khi đó bạn sẽ nhận được những câu trả lời thực tế hơn.

Câu hỏi thứ 3, mức giá mà bạn sẽ bán như thế nào?

mức giá mà bạn sẽ bán như thế nào

Khi một vấn đề phát sinh trên thị trường thì sẽ có rất nhiều các ý tưởng được đưa ra để giải quyết vấn đề đó. Đặc tính cơ bản của thị trường là sẽ cạnh tranh. Tuy nhiên, trong trường hợp nhiều người có chung một ý tưởng thì phần lớn chiến thắng sẽ về tay của người có thể cung cấp ra thị trường với mức giá phù hợp hơn.

Vì vậy bạn phải tính toán mức giá của mình định bán ra như thế nào trước khi bắt tay vào làm. Bởi vì giá bán sẽ là yếu tố quan trọng quyết định sự thành công của bạn khi khởi nghiệp. Một lần nữa, hãy khảo sát, hãy hỏi ý kiến khách hàng tương lai của bạn xem họ có chấp nhận mức giá đó không.

Bên cạnh đó, nếu như bạn có một ý tưởng rất hay nhưng để thực thi được nó thì sẽ đòi hỏi quá nhiều chi phí thì nó cũng không thể khả thi bởi vì khách hàng không muốn tốn kém quá nhiều cho giải pháp của bạn.

Ví dụ: Bạn có thể chế tạo ra một loại thiết bị di chuyển trên không, giúp người sử dụng tránh được kẹt xe trong giờ cao điểm nhưng để mua được nó thì phải tốn 500 triệu đồng thì chắc chắn là sẽ chẳng có ai quan tâm đến ý tưởng sáng tạo đó của bạn.

khoa hoc marketing Coach Duy Nguyen

Câu hỏi thứ 4, bạn có tìm được một thị trường đủ lớn không?

Đây là vấn đề nhiều người gặp phải nhất khi không biết cách xác định độ lớn của thị trường mà mình định kinh doanh. Có 2 trường hợp thường xảy ra khi đánh giá sai độ lớn của thị trường:

Thứ nhất, đây là điều phổ biến nhất bạn nghĩ rằng: Tất cả các khách hàng đều là thị trường của mình. Rất nhiều bạn khi bị hỏi thị trường là ai? Ở đâu? thì phần lớn đều trả lời đó là: Em bán cho tất cả mọi người, cả 3 miền, cả online, cứ ai có nhu cầu thì em bán hết. Làm sao mà bạn có thể bán được cho tất cả mọi người như vậy? Nó cũng giống như việc bạn đứng giữa một hội chợ hàng trăm ngàn người và bạn gào lên thật lớn tên sản phẩm của mình, có thể đâu đó sẽ có người quan tâm, nhưng chắc chắn là họ sẽ không bao giờ có thể nghe thấy bạn nói gì.

Thứ 2, bạn không biết bán cho ai, hay nói cách khác là bạn không biết thị trường của mình là gì. Trường hợp này cũng không hề ít. Bạn bắt đầu kinh doanh với một sản phẩm mà bạn nghĩ là tốt rồi cứ thế triển khai và rồi sau đó mới nhận ra là thị trường của bạn không hề tồn tại.

Câu hỏi thứ 5, bạn có đủ đam mê vào việc kinh doanh này không?

Khi công việc kinh doanh thuận lợi sẽ chẳng có vấn đề gì cả. Bạn kiếm được tiền thì đó là niềm vui và giúp bạn tiếp tục cố gắng. Nhưng khi xảy ra vấn đề xảy ra khủng hoảng như là đại dịch vừa rồi, thì lúc đó thứ duy nhất giúp bạn vượt qua khó khăn đó chính là đam mê với công việc. Nếu không đủ đam mê thì bạn sẽ nhanh chóng bỏ cuộc.

đam mê với công việc

Vì thế có thể ý tưởng kinh doanh này không phải bắt nguồn từ một sở thích của bạn, nhưng hãy yêu, hãy đam mê, hãy cảm thấy hứng thú từ những công việc mình đang làm.

Câu hỏi thứ 6, bạn có sẵn lòng đón nhận những ý kiến đóng góp của người xung quanh?

Bạn nhớ điều này: Tất cả các sản phẩm, kể cả những sản phẩm thành công nhất đều phải dựa trên những ý kiến phản hồi của khách hàng hay người sử dụng.

Có rất nhiều bạn nghĩ rằng sản phẩm của mình là độc đáo, duy nhất, không ai hiểu được nó và bạn không cần thiết phải thay đổi hoặc bạn mang ý tưởng của mình ra cho gia đình, cho bạn bè xem họ không muốn mất lòng của bạn, cho nên nói những lời tâng bốc hay ho và sau đấy bạn tự tin để mang ra kinh doanh bất chấp ý kiến phản hồi không tốt từ người sử dụng.

Đó là cách nhanh nhất để thất bại. Đúng là cái ý tưởng kinh doanh bắt nguồn từ bạn, nhưng hãy nhớ rằng nó là để phục vụ cho khách hàng. Vì thế hãy giữ cho mình một tư duy cởi mở, đón nhận những ý kiến xây dựng tích cực để giúp đứa con tinh thần của bạn được hoàn thiện hơn.

khóa học kỹ năng bán hàng Coach Duy Nguyễn

Câu hỏi thứ 7, bạn sẽ làm marketing và bán hàng như thế nào?

Một sản phẩm có tốt đến mấy nhưng nếu không được quảng bá marketing hay là có các chiến lược bán hàng phù hợp thì cũng không thể tới được với khách hàng mục tiêu của bạn hoặc có thể gây ra những hiểu lầm về sản phẩm hay là ngay lập tức bị các đối thủ cạnh tranh khác vùi dập.

Bạn cần phải có kiến thức về bán hàng và marketing để có thể biến ý tưởng kinh doanh của mình thành hiện thực, đặc biệt là trong thời buổi khách hàng đang bị bội thực bởi thông tin như hiện nay. Nó cũng giống như việc bạn đi ra trận quân lính tướng sĩ đã sẵn sàng vũ khí được mài sắc nhọn nhưng bạn không có chiến thuật bày binh bố trận thì chắc chắn là sẽ thua chỉ trong nháy mắt.

—-

Hãy xem thêm các bài viết khác về Kỹ năng bán hàng và Marketing TẠI ĐÂY

Bạn có thể theo dõi các Video về các nội dung này tại YOUTUBE và FACEBOOK của Coach Duy Nguyễn nhé!

Người soạn (từ video Coach Duy Nguyễn)

Picture of Duy Nguyễn, Thạc sĩ Quản Trị Kinh Doanh

Duy Nguyễn, Thạc sĩ Quản Trị Kinh Doanh

Coach Duy Nguyễn là huấn luyện viên kinh doanh, chuyên gia đào tạo bán hàng, marketing và hướng dẫn khởi nghiệp với hơn 150.000 người theo dõi trên các kênh mạng xã hội.

Tìm hiểu thêm

Suy Nghĩ Của Bạn

Trao đổi với Team Duy Nguyễn

BẠN CẦN TƯ VẤN?

Hotline: 0348 269 003

BẠN CẦN ĐƯỢC TƯ VẤN?

Bạn đã sẵn sàng để rèn luyện cùng Coach Duy Nguyễn? Doanh nghiệp của bạn cần được đào tạo chuyên sâu? Hãy liên hệ ngay để đặt lịch với Coach Duy Nguyễn trước khi đối thủ của bạn làm điều đó.

KẾT NỐI VỚI DUY

Coach Duy Nguyễn
Giám đốc chuyên môn
CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN & GIÁO DỤC NEXT STEP ACADEMY
MST: 0202130107
Địa chỉ: Số 29 Vũ Thị Ngọc Toàn,
Phường Tân Thành, Quận Dương Kinh, Thành phố Hải Phòng, Việt Nam