fbpx

Cách giúp bạn tự tin trả lời phỏng vấn tuyển dụng

Bạn có để ý thấy là chúng ta kết thúc câu trả lời của mình bằng một câu hỏi thì người đó sẽ giữ kiểm soát trong cuộc trao đổi. Vì vậy, tôi muốn bạn hãy dám đặt ra câu hỏi ngược lại cho nhà tuyển dụng. Đó là lúc bạn đã tạo ra cho nhà tuyển dụng thấy được rằng bạn là một người tự tin, có kinh nghiệm và có khả năng kiểm soát tốt công việc của mình như thế nào.

Nội dung bài viết

tuyển dụng

Đây là câu hỏi được rất nhiều bạn yêu cầu trong thời gian qua đó là: Chia sẻ kinh nghiệm về phỏng vấn tuyển dụng? Tôi đã từng đi phỏng vấn và các tập đoàn toàn cầu phỏng vấn để được nhận vào học tại một trong những trường đại học top 80 trên thế giới. Và tôi cũng đang ngồi ở vị trí người tuyển dụng trong suốt 6 năm làm kinh doanh của mình và phỏng vấn hàng chục nhân viên cho các vị trí khác nhau. Vì thế, tôi nghĩ rằng một số kinh nghiệm của tôi sẽ có ích với nhiều bạn và câu hỏi mà tôi muốn hướng dẫn bạn cách trả lời ngày hôm nay chính là: Hãy chia sẻ về bản thân của bạn?

Bạn Bán Chính Bản Thân Bạn Cho Nhà Tuyển Dụng

Trước hết, hãy nói một chút về khía cạnh của người tuyển dụng, hãy coi cái việc bạn đi phỏng vấn tuyển dụng như là một tình huống trong bán hàng, bởi vì bạn thực chất đang bán chính bản thân của mình cho nhà tuyển dụng. Bạn muốn họ mua cái ý tưởng rằng bạn là người phù hợp nhất cho vị trí còn trống, đó là điều đầu tiên mà tôi muốn bạn ghi nhớ.

Tôi chia những người ngồi đối diện với bạn trong phòng phỏng vấn thành 2 nhóm, chúng ta cần phải hiểu rõ về tâm lý của khách hàng của mình trước khi trao đổi với họ có phải không?

Nhóm Khách Hàng Thứ Nhất, Nhân Viên Của Phòng Tuyển Dụng

Công việc chính của họ là đánh giá bạn một cách tổng quát dựa trên những tiêu chí mà bộ phận đang cần người đưa ra.

Ví dụ: Phòng marketing đưa ra yêu cầu là cần tuyển một nhân viên mới có kỹ năng về SEObiết nói tiếng anh, có kinh nghiệm làm việc 2 năm, nhanh nhẹn, … Vậy thì vai trò của họ là sàng lọc từ hàng trăm bộ hồ sơ, sau đó gọi những người có đủ các tiêu chuẩn đó tới để phỏng vấn. Điều này có nghĩa rằng CV của bạn đã lọt vào mắt xanh của những người đó và thông tin bạn đưa ra trong cái CV của mình là an toàn.

Những nhân viên tuyển dụng này sẽ một lần nữa đánh giá bạn cái năng lực thực tế của bạn thông qua những câu hỏi xoay quanh hồ sơ để xem bạn có thành thật hay không? cách bạn phản ứng như thế nào? và có những tố chất mềm, những kỹ năng mềm mà trong CV không thể hiện ra hay không?

Như vậy, đối với nhóm khách hàng này, chúng ta chỉ cần làm nổi bật được giá trị của bản thân mình sao cho phù hợp với những gì mà công ty đang tìm kiếm dựa trên cái yêu cầu của công việc khi họ đang duyệt.

Nhóm Khách Hàng Thứ 2, Những Người Sếp Tương Lai Của Bạn

Họ sẽ có thêm những tiêu chuẩn khác để đánh giá bạn, ngoài những điều được mô tả trong yêu cầu của công việc. Những người quản lý này thường tìm kiếm một người nhân viên phù hợp với môi trường làm việc của công ty.

Ví dụ: Đối với một công ty sản xuất, lắp ráp xe hơi và xe máy như Honda thì họ có môi trường làm việc không quá áp lực về mặt năng động nhưng yêu cầu sự cẩn thận, sự chi tiết, sự tinh tế và tập trung nhiều tới quy trình làm việc. Trong khi đó, nếu bạn đang tuyển vào một công ty môi giới chứng khoán chẳng hạn thì đó sẽ là một môi trường rất nhanh nhạy, rất năng động, luôn đòi hỏi bạn phải nhạy bén, phải phản ứng nhanh trước mọi tình huống và có một kỹ năng tự quản lý thời gian, quản lý công việc của mình một cách thật là tốt.

sếp của mình

Đó là ví dụ về những kỹ năng mềm mà các trưởng phòng tương lai của bạn thuộc nhóm thứ 2, họ sẽ chú ý tới. Họ muốn đánh giá xem bạn là một người chắc chắn, một người điềm đạm hay là một người nhiều năng lượng, … để đánh giá xem bạn có phải một người phù hợp cho công ty hay không?

Tôi muốn bạn nhớ điều này: Một nguyên tắc trong tuyển dụng là họ luôn tìm những người phù hợp nhất cho công việc tại thời điểm đó chứ không phải là một người giỏi nhất hay là một người nhiều kinh nghiệm nhất.

Chính vì thế, nếu như bạn có lỡ bị từ chối bởi một công ty nào đó thì điều đó không có nghĩa rằng bạn kém cỏi mà chẳng qua nơi làm việc đó chưa phù hợp với bạn.

Vậy thì công việc của bạn trước khi đi phỏng vấn là phải tìm hiểu thật rõ mình sẽ phỏng vấn với ai, hiểu công ty mà bạn đang đi phỏng vấn, tìm hiểu về văn hóa của họ.

khóa học kinh doanh Coach Duy Nguyễn

Vậy Thì Cách Thức Trả Lời Câu Hỏi Hãy Giới Thiệu Về Bản Thân Mình Như Thế Nào?

Cho dù người phỏng vấn của bạn nằm ở nhóm nào đi nữa thì họ đều có một đặc điểm chung, đó là họ muốn xem bạn mang lại được giá trị gì cho công ty. Nó cũng giống như là trong bán hàng, vậy họ là khách hàng mà khách hàng thì luôn quan tâm tới duy nhất một thứ: Tôi sẽ được gì trong thương vụ này?  khi bạn nghe thấy câu hỏi, hãy giới thiệu về bản thân mình thì đừng nghĩ rằng nhà tuyển dụng muốn nghe câu chuyện về cuộc sống từ thuở nhỏ của bạn về bố mẹ, về hàng xóm, về con mèo mà bạn đang nuôi, …không phải như vậy?

Khi họ hỏi câu hỏi đó, nghĩa là họ muốn biết những gì bạn có, sẽ mang lại giá trị cho họ như thế nào? Hãy nhớ điều đó và đây là công thức để bạn trả lời câu hỏi này:

Thứ nhất, hãy trả lời thật ngắn gọn, 45s-1p đừng có dài dòng, đừng nói những thứ không quan trọng, không liên quan.

Thứ 2, hãy bám sát vào cái mô tả công việc mà nhà tuyển dụng đã đưa ra khi quảng cáo về vị trí đó để đưa ra câu trả lời của bạn. Làm sao nổi bật lên giá trị mà bạn có có thể phù hợp và đạt được những yêu cầu mà họ đã đặt ra?

Thứ 3, ách thức để bạn đưa ra câu trả lời, đó là hãy nhớ công thức 3T: Thành công, Thế mạnh và Tình huống thực tế. Hãy bắt đầu câu trả lời của bạn bằng cách nói về thành công trong quá khứ của bạn có liên quan tới vị trí bạn đang ứng tuyển.

Ví dụ: Bạn có thể trả lời đó là tôi đã có kinh nghiệm làm việc 3 năm với những nhãn hàng thời trang có tên tuổi trên thị trường, xây dựng hình ảnh của họ trên mạng xã hội, đặc biệt là facebook và tôi đặc biệt thành công trong việc giúp đỡ các thương hiệu đó, tăng số lượng người theo dõi để tiếp cận hiệu quả hơn tới khách hàng tiềm năng của họ. Các trang facebook mà tôi quản lý đều có doanh số tăng gấp đôi chỉ trong vòng 6 tháng. Những người mà tôi đã để lại thông tin trong CV của mình để tham khảo, là những khách hàng đã thành công khi họ áp dụng chiến lược mà tôi đưa ra.

Đó là phần thứ nhất của câu trả lời, nếu bạn để ý thì dù bạn có đang nói về bản thân của mình nhưng bạn nói lên những giá trị mà công ty đang tuyển dụng đó chắc chắn sẽ quan tâm, bởi vì họ cũng đang muốn tìm người có kỹ năng hiệu quả về mạng xã hội. Bạn đồng thời còn đưa ra những thông tin về hiệu quả làm việc của mình và nhân chứng cho việc đó để tạo ra sự tin cậy cho câu trả lời của mình.

Phần thứ 2 của câu trả lời: Nói về thế mạnh, điểm mạnh của bạn là gì trong lĩnh vực mà nhà tuyển dụng đang tìm kiếm?

Ví dụ: Thế mạnh của tôi có thể phân tích và đánh giá được hành vi của khách hàng, tối ưu hóa được các công cụ của facebook, để tạo ra những content, những nội dung mà người xem thích và muốn chia sẻ. Việc này giúp làm tăng trải nghiệm của khách hàng trên kênh mạng xã hội facebook, vừa có thể giúp củng cố được thương hiệu của công ty, lại vừa đẩy mạnh được kết quả bán hàng. Một lần nữa, bạn lại làm nổi bật lên bản thân của mình nhưng lại gắn liền với cái điều mà nhà tuyển dụng đang tìm kiếm.

Thế mạnh của bản thân

Phần thứ 3 của câu trả lời tình huống thực tế: Những giá trị, những thế mạnh mà bạn vừa đề cập tới đó sẽ phù hợp như thế nào với vị trí mà bạn đang ứng tuyển? và cách nói trong phần này đó là hãy bắt đầu với cụm từ: Điều tôi đang tìm kiếm là…

Ví dụ: Điều tôi đang tìm kiếm là một vị trí làm việc để tôi có thể mang lại những kinh nghiệm và thế mạnh của mình, đóng góp cho hiệu quả làm việc tích cực của nhóm và kết quả kinh doanh tốt hơn của công ty. Tôi nghĩ đó là điều mà công ty ABC đang tìm kiếm có phải không ạ?

Bạn có để ý thấy là chúng ta kết thúc câu trả lời của mình bằng một câu hỏi, nếu mà còn nhớ những gì tôi đã chia sẻ trong bán hàng thì ai là người đặt ra câu hỏi, người đó sẽ giữ kiểm soát trong cuộc trao đổi. Vì vậy, tôi muốn bạn hãy dám đặt ra câu hỏi ngược lại cho nhà tuyển dụng và khi đó người ngồi phía bên kia sẽ phải trả lời: À đúng! Đó là điều mà chúng tôi đang tìm kiếm.

Đó là lúc bạn đã tạo ra cho nhà tuyển dụng thấy được rằng bạn là một người tự tin, có kinh nghiệm và có khả năng kiểm soát tốt công việc của mình như thế nào. Chỉ riêng cái điều đó thôi, bạn đã có thêm cơ hội cao hơn rất nhiều so với các ứng viên khác, cách bạn đưa ra câu trả lời cho câu hỏi, hãy giới thiệu về bản thân của bạn.

Bạn hãy nhớ điều này: Tất cả những câu trả lời đều có thể được chuẩn bị trước, bắt buộc phải viết nó ra giấy hay học thuộc lòng mấy câu trả lời của mình, tập thật nhiều lần để bạn có thể trả lời một cách tự nhiên nhất, tự tin nhất. Hãy học cả cách bạn có thể dùng ngôn ngữ hình thể để nói chuyện. Những người biết dùng ngôn ngữ, cử chỉ, ngôn ngữ hình thể của mình thì sẽ được đánh giá là những người thông minh.

—-

Hãy xem thêm các bài viết khác về Kỹ năng bán hàng và Marketing TẠI ĐÂY

Bạn có thể theo dõi các Video về các nội dung này tại YOUTUBE và FACEBOOK của Coach Duy Nguyễn nhé!

Người soạn (từ video Coach Duy Nguyễn)

Picture of Duy Nguyễn, Thạc sĩ Quản Trị Kinh Doanh

Duy Nguyễn, Thạc sĩ Quản Trị Kinh Doanh

Coach Duy Nguyễn là huấn luyện viên kinh doanh, chuyên gia đào tạo bán hàng, marketing và hướng dẫn khởi nghiệp với hơn 150.000 người theo dõi trên các kênh mạng xã hội.

Tìm hiểu thêm

Suy Nghĩ Của Bạn

Trao đổi với Team Duy Nguyễn

BẠN CẦN TƯ VẤN?

Hotline: 0348 269 003

BẠN CẦN ĐƯỢC TƯ VẤN?

Bạn đã sẵn sàng để rèn luyện cùng Coach Duy Nguyễn? Doanh nghiệp của bạn cần được đào tạo chuyên sâu? Hãy liên hệ ngay để đặt lịch với Coach Duy Nguyễn trước khi đối thủ của bạn làm điều đó.

KẾT NỐI VỚI DUY

Coach Duy Nguyễn
Giám đốc chuyên môn
CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN & GIÁO DỤC NEXT STEP ACADEMY
MST: 0202130107
Địa chỉ: Số 29 Vũ Thị Ngọc Toàn,
Phường Tân Thành, Quận Dương Kinh, Thành phố Hải Phòng, Việt Nam